I. Di Truyền liên kết với giới tính.
1. NST
giới tính và cơ chế TB học xác định giới tính bằng NST
- Là NST có chứa gen quy định giới
tính, khác nhau ở 2 giới.
- Có ở tất cả các tế bào của cơ thể.
- Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng; cặp
NST XY có vùng tương đồng (gen tồn tại từng cặp alen), có vùng không tương đồng
(gen trên X không có alen trên Y hoặc ngược lại).
* Các kiểu NST giới tính:
|
Đực (♂) |
Cái (♀) |
Người, động vật có vú, ruồi giấm |
XY |
XX |
Chim,
ếch nhái, bò sát, bướm |
XX |
XY |
Bọ
xít, châu chấu, rệp,… |
XO |
XX |
Bọ
nhậy |
XX |
XO |
2. Di truyền học liên kết
với giới tính
-
Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy
định các tính trạng thường. Sự di truyền của các gen này được gọi là di truyền
liên kết với giới tính (đã được Morgan phát hiện lần đầu tiên trên ruồi giấm
năm 1910).
-
Gen nằm trên X di truyền chéo, gen nằm trên Y di truyền thẳng.
-
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.
-
Tỉ lệ kiểu hình không đều ở 2 giới.
a.
Gen trên NST X
a. Thí nghiệm của Morgan
Lai
thuận |
Lai nghịch |
P: ♀ mắt đỏ x ♂ mắt trắng XWXW XwY GP: XW Xw, Y F1: 1
XWXw : 1 XWY (100% mắt đỏ) F1 x F1: ♀
mắt đỏ x ♂ mắt đỏ
XWXw XWY GF1: XW, Xw XW, Y
3 mắt đỏ : 1 mắt trắng |
P: ♀ mắt trắng x ♂ mắt đỏ XwXw XWY GP: Xw XW, Y F1: 1
XWXw : 1 XwY (50% mắt đỏ : 50% mắt trắng) F1 x F1: ♀
mắt đỏ x ♂
mắt trắng
XWXw XwY GF1: XW, Xw Xw, Y F2: XWXw : XwXw
: XWY : XwY 1 ♀ mắt đỏ : 1 ♀ mắt trắng :
1 ♂ mắt đỏ : 1 ♂ mắt trắng |
b. Nhận xét:
-
F1: 100% mắt đỏ => mắt đỏ
là trội hoàn toàn so với mắt trắng.
-
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau và sự phân li tính trạng không đều ở 2
giới => Di truyền liên kết với giới tính.
-
Có hiện tượng di truyền chéo => gen quy định màu mắt nằm trên NST X.
c.
Một số bệnh di truyền liên kết với X ở người: Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu, bệng teo cơ Dusen gây
chết người ở độ tuổi 20, hội chứng nữ hóa tinh hoàn,… do gen lặn nằm trên NST
giới tính X quy định.
b.
Gen trên NST Y
- Thường NST Y ở các loài chứa ít gen. Gen trên NST Y (không có gen tương
ứng trên NST X) chỉ truyền trực tiếp cho thể dị giao tử (XY), cho nên tính
trạng do gen đó quy định được truyền cho 100% số cá thể dị giao tử (di truyền
thẳng).
- Ở người, gen quy định tật dính
ngón tay số 2 và số 3, gen xác định túm lông trên tai nằm trên NST Y nên chỉ
biểu hiện ở nam giới.
3. Ý nghĩa của di
truyền liên kết với giới tính
-
Dựa vào những tính trạng liên kết với
giới tính để sớm phân biệt đực, cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái tùy thuộc vào mục
tiêu sản xuất.
-
Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.
II. Di truyền ngoài nhân ( theo dòng mẹ)
- Thí nghiệm ở đại mạch:
+ Lai
thuận: P: ♀ Xanh lục x ♂ Lục nhạt → 100% Xanh lục.
+ Lai
nghịch: P: ♀ Lục nhạt x ♂ Xanh lục → 100% Lục nhạt.
- Hiện tượng di truyền trên có liên quan đến tế
bào chất của giới ♀ => di truyền tế bào chất (hay di truyền ngoài nhân hoặc
ngoài NST).
- Do con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền
tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. Nhưng không phảo là mọi hiện
tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
- Hiện tượng này được phát hiện đầu tiên ở cây hoa
phấn bởi Corren và cũng được phát hiện ở ngô, hành tây, cà chua, đay... hay
giữa ngựa và lừa:
♀ Ngựa x ♂
Lừa→ La (dai sức, leo núi giỏi)
♀ Lừa x ♂
Ngựa → Bác-đô (thấp hơn con la, móng bé tựa như lừa)
III. Sự di truyền của các gen trong ti thể và lục lạp
- Gen trong tế bào chất tập trung
chủ yếu ở ADN của ti thể và lục lạp.
- ADN ti thể và lục lạp có dạng xoắn kép, trần,
mạch vòng. Mã hóa protein tham gia cấu tạo ti thể và lục lạp cũng như các
protein tham gia chuỗi truyền electron trong hô hấp của ti thể và quang hợp ở
lục lạp.
- Gen ở ti thể và lục lạp cũng có khả năng đột
biến. Lượng ADN trong ti thể và luc lạp ít hơn nhiều so với ADN trong nhân.
- Sự di truyền của ADN ti thể và lục lạp chủ yếu
thuộc dạng di truyền theo dòng mẹ. Ví dụ: khi cho cây ngô lá xanh bình thường
thụ phấn với cây ngô có lá xanh đốm trắng thì thế hệ con đều lá xanh bình
thường. Còn cây lá đốm thụ phấn với cây lá xanh bình thường thì thế hệ con xuất
hiện một số cây lá xanh, một số đốm và một số hoàn toàn bạch tạng.
VI. Đặc điểm di truyền tế bào chất
- Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, con
lai di truyền theo dòng mẹ.
- Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy
luật của di truyền NST, vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào
con.
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được
truyền theo dòng mẹ, nhưng không phải tất các các tính trạng di truyền theo
dòng mẹ đều liên quan đến các gen trong tế bào chất.
- Tính trạng do gen tế bào chất quy định sẽ tồn
lại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
Như vậy, tế bào có 2 hệ
thống di truyền: di truyền NST và di truyền tế bào chất. Nhưng di truyền NST
luôn giữ vai trò quan trọng nhất.
VIDEO BÀI GIẢNG
TRẢ
LỜI CÂU HỎI SAU SGK
Câu 1 trang 53 SGK Sinh học 12
Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định.
Trả lời :
-Trên nhiễm sắc thể X của người và đọng vật có vú nói chung , ngoài gen quy định giới tính còn có rất nhiều gen khác không tham gia vào quy định giới tính . Vì vậy, đẻ đảm bảo cho các gen không tham gia vào quy định giới tính nằm trên nhiễm sắc thể X ở nữ giới cũng có 1 lượng sản phẩm của gen như ở nam giới thì 1 tròg 2 nhiễm sắc thể X của nữ giới buộc phải bất hoại
- Hiệ tượng di truyền chéo đặc trưng cho di truyền liên kết giới tính .Sự di truyền chéo được hiểu là là sự di truyền gen lặn từ ông ngoại cho mẹ rồi được biểu hiện ở con trai( trong phép lai thuận). sự thực đay là sự di truyền các đời theo cùng một giới
Câu 2 trang 53 SGK Sinh học 12
Bệnh mù màu đỏ xanh lục ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ có em trai bị mù màu lấy 1 người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra được 1 người con trai thì xác suất để người con trai đó bị mù màu là bao nhiêu. Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh.
Trả lời :
-Người phụ nữ bình thường có em trai bị mù màu, do vậy mẹ cô ta chắc chắn là dị hợp tử về gen gây bệnh mù màu.
-Vậy xác suất cô ta có gen bệnh từ mẹ là 0,5. Người chồng không mang gen gây bệnh.
Như vậy, nếu cặp vợ chồng sinh ra 1 người con trai thì xác suất để người đó bị bệnh là 0,5x0,5=0,25. Vì xác suất để mẹ dị hợp tử về gen gây bệnh là 0,5 và nếu đã là dị hợp tử thì xác suất người con trai nhận gen gây bệnh từ mẹ là 0,5
Hai sự kiện này đọc lập nên tổng hợp lại , xác suất để cặp vợ chồng có con trai bị bệnh là 0,5x0,5=0,25
Câu 3 trang 53 SGK Sinh học 12
Làm thế nào để nhận biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST giới tính X hay do gen NST thường quy định?
Trả lời :
Có thể theo dõi phả hệ để biết bệnh di truyền do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường hay NST X quy định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính.
- trong thực tiễn, người ta dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất
Ở gà, người ta dựa vào gen trội A trên NST X quy ddinhjj lông vằn để phân biệt trống mái từ khi mới nở.Gà trống con mang cặp XAXA nên mức độ vằn ở đầu rõ hơn gà mái mang XAY
Bài 4, 5 trang 54 SGK Sinh 12
Bài 4. Nêu đặc điểm di truyền cùa gen ngoài nhân. Làm thế nào để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định?
Trả lời:
Đặc điểm:
- Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.
- Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái.
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các định luật của thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân đều cho các tế bào con theo quy luật di truyền chặt chẽ như gen nhân.
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ, nhưng không phải tất cả các tính trạng di truyền theo mẹ đều liên quan với các gen trong tế bào chất.
- Tế bào là một đơn vị di truyền trong đó nhân đóng vai trò chính, nhưng tế bào chất cũng đóng vai trò nhất định. Hai hệ thống di truyền qua NST và di truyền ngoài NST tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo cho sự tồn tại. sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
* Phân biệt căn cứ vào đặc điểm khác nhau:
Di truyền qua tế bào chất
- Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chù yếu thuộc về tế bào chất cùa tế bào sinh dục cái.
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất khóng tuân theo các định luật di truyền cùa thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào con theo quy luật chặt chẽ như đối với các NST.
- Tính trạng do gen tế bào chất quy định vẫn tồn tại khi thay đổi nhân tế bào bằng nhân có bộ.NST khác.
Di truyền qua nhân
- Trong di truyền qua nhân, vai trò cùa tế bào sinh dục đực và cái ngang nhau.
- Các tính trạng di truyền qua NST tuân theo các định luật di truyền Menđen và những định luật di truyền bổ sung sau Menđen của thuyết di truyền NST.
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ (nhưng không nhất thiết mọi tính trạng di truyền theo mẹ đều liên quan với các gen trong tế bào chất vì còn những nguyên nhân khác
Bài 5. Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch mà khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ
chế xác định giới tính kiểu XX - XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.
B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.
D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng.
Trả lời: D