I. QUAN NIỆM TIẾN
HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA.
1. Tiến hóa nhỏ và
tiến hóa lớn.
a. Tiến hóa nhỏ:
- Thực chất: Là quá trình biến
đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số tương đối của các alen
và thành phần kiểu gen của quần thể), xuất hiện sự cách li sinh sản với quần
thể gốc, kết quả dẫn đến sự hình thành loài mới.
- Qui mô: Nhỏ (phạm vi một
loài). ® QuẦN thể là đơn vị tiến hóa.
b. Tiến hóa lớn:
- Thực chất: Tiến hóa lớn là
quá trình biến đổi trên qui mô lớn, trải qua hàng triệu năm, hình thành các
nhóm phân loại trên loài.
- Qui mô: Lớn (nhiều loài).
* Mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa
lớn: Cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (tiến
hóa lớn) là quá trình hình thành loài mới (tiến hóa nhỏ).
2. Nguồn biến dị di
truyền của quần thể.
- Đột biến (biến dị sơ cấp),
- Biến dị tổ hợp (biến dị thứ
cấp).
- Sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào.
II. CÁC NHÂN TỐ
TIẾN HÓA.
1. Đột biến:
- Đột biến làm thay đổi tần số
các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa. Đột biến gen qua giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
2. Di nhập gen:
- Di nhập gen là hiện tượng
trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.
- Di nhập gen làm thay đổi tần
số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
VIDEO BÀI GIẢNG
TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU SGK
Bài 1. Tại sao đột biến gen mặc dù thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá?
I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể có hại hoặc có lợi trong môi trường khác.
III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên có hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác.
IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tổn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại.
Câu trả lời đúng nhất là:
A. I và II B. I và III C. IV và III D. II và III
Trả lời: D
Bài 2. Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên?
Trả lời:
- Phần nhiều các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình.
- Qua sinh sản, sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và gen có hại lại có thể nằm trong tổ hợp gen mới nên không gây hại hoăc trong môi trường mới gen đột biến lại không có hại.
Bài 3, 4, 5 trang 117 SGK Sinh 12
Bài 3. Hiện tượng di - nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể?
Trả lời:
- Di nhập gen có thể mang đến cho quần thể những alen mới hoàn toàn mà trước đó quần thể không có.
- Di nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số alen cùa quần thể bằng cách tăng giảm tần số alen vốn có sẵn trong quần thể.
- Di nhập gen có thể biểu hiện dưới nhiều dạng thậm chí chỉ đơn giản truyền hạt phấn qua sâu bọ hoặc gió giữa các quần thể thực vật.
Bài 4. Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm đột ngột thì tần sổ alen lại thay đổi nhanh chóng?
Trả lời:
- Khi kích thước quần thể giảm mạnh tức là số lượng cá thể của quần thể là rất ít thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen một cách nhanh chóng.
- Một alen nào đó dù có lợi có thể nhanh chóng bị loại bỏ khỏi quần thể ngược lại, gen có hại lại có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
Bài 5. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
Trả lời:
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể theo hướng làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp giảm tần số kiểu gen dị hợp.
- Do vậy giao phối không ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.