I. Khái niệm và tác dụng của phòng trừ tổng hợp dịch
hại cây trồng.
1. Khái niệm.
Phòng trừ tổng
hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một
cách hợp lí.
2. Tác dụng.
II. Nguyên lí cơ bản của phòng trừ tổng hợp dịch hại
cây trồng.
1. Trồng cây khoẻ.
- Cây khoẻ: Là cây có khả
năng sinh trưởng, phát triển tốt, không mang mầm bệnh, có tính chống chịu
cao...
- Trồng cây khoẻ
có tác dụng:
+ Cho năng suất, chất lượng nông sản cao.
+ Hạn chế được sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh
hại trên đồng ruộng.
2. Bảo tồn thiên
địch.
- Thiện địch: Là những loài sinh vật có khả năng tiêu diệt những sinh vật gây hại cho
mùa màng.
+ Mèo: tiêu diệt chuột
+ Chuồn chuồn kim: tiêu diệt bướm hại.
+ Bọ ba khoang: tiêu diệt các loài sâu hại...
- Tác dụng: hạn chế sự phát
sinh, phát triển của sâu hại trên đồng ruộng.
3. Thăm đồng thường xuyên.
- Kịp thời phát
hiện những dấu hiệu của sự thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở cây trồng để từ đó có
những biện pháp điều chỉnh hợp lí.
- Kịp thời phát
hiện những dấu hiệu của sự nhiễm sâu bệnh, sự xuất hiện của cỏ dại, sự phá hại
của chuột...để từ đó có những biện pháp phòng trừ hợp lí.
4. Nông dân trở thành chuyên gia.
Để trở thành
chuyên gia thì nông dân cần phải:
+ Thường xuyên
trau dồi kiến thức về trồng trọt và bảo vệ thực vật.
+ Vận dụng những
kiến thức đã tích luỹ được vào thực tiễn sản xuât.
III. Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch
hại cây trồng.
- Những biện
pháp cụ thể:
+ Làm đất, làm
vệ sinh đồng ruộng.
+ Tưới tiêu, bón phân, bón vôi hợp lí.
+ Luôn canh cây trồng, gieo trồng đứng thời vụ.
- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: đơn
giản, dễ thực hiện.
+ Nhược điểm: Hiệu
quả phòng trừ thường không cao.
- Khái niệm: là biện pháp sử
dụng sinh vật hoặc những sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hai do
sâu bệnh gây ra.
- Hướng sử dụng:
+ Sử dụng thiên địch.
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học: chất kháng sinh, chất
gây ngán, chất dẫn dụ...
- Ưu, nhược điểm.
+ Ưu điểm: Có
tác dụng lâu dài và không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản.
+ Nhược điểm: Khó sử dụng, tốn kém
3. Sử dụng giống
cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh.
- Khả năng kháng sâu bệnh của cây trồng do gen quy định.
+ Giống Lúa N203: kháng đạo ôn, rầy nâu.
+ Giống Lúa CH5: Kháng khô vằn, bạc lá.
+ Giống Ngô lai
LVN4: kháng sâu đục thân, sâu đục bắp.
- Ưu, nhược
điểm:
+ Ưu điểm: Vừa
nâng cao năng suất vừa hạn chế được sự phát triển của dịch hại.
+ Hạn chế: khó
chọn ra được giống cây trồng thích hợp.
4. Biện pháp hoá
học.
- Khái niệm: SGK
- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: tiêu diệt sâu bệnh nhanh, rộng
+ Nhược điểm: có thể gây ngộ độc cho người và gây ô
nhiễm môi trường.
- Yêu cầu khi sử dụng:
+ Chỉ được sử dụng khi dịch hại đã tới ngưỡng gây hại
mà các biện pháp khác tỏ ra không có hiệu quả.
+ Chỉ được sử dụng những loại thuốc được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng.
+ Phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn
lao động và vệ sinh môi trường.
5. Biện pháp cơ
giới vật lí.
Là biện pháp sử dụng tay, vợt hoặc các loại bẫy như
bẫy bả, bẫy đèn, bẫy dính...để tiêu diệt sâu hại.
6. Biện pháp điều hoà.
Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái.