I. KHÁI NIỆM
Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Hệ thống phân loại từ thấp đến cao như sau: Loài (species) → chi (genus) → họ (family) → bộ (ordo) → lớp (class) → ngành (division) → giới (regnum).
II. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI
Có nhiều quan điểm về phân chia sinh giới, tuy nhiên hệ thống phân loại được đưa ra bởi hai nhà khoa học Whittaker và Margulis là được sử dụng nhiều nhất cho đến nay. Bao gồm 5 giới:
- Giới Khởi sinh (Monera)
- Giới Nguyên sinh (Protista)
- Giới Nấm (Fungi)
- Giới Thực vật (Plantae)
- Giới Động vật (Animalia)
1. Giới Khởi sinh (Monera)
Đại diện: vi khuẩn
Đặc điểm: nhân sơ, bé nhỏ (1-5 mm)
Phân bố: vi khuẩn phân bố rộng rãi.
Phương thức sinh sống: hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh…
2. Giới Nguyên sinh (Protista)
Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
Tảo: là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, có sắc tố quang hợp, quang tự dưỡng, sống trong nước.
Nấm nhầy: là sinh vật nhân thực, dị dưỡng, hoại sinh. Cơ thể tồn tại ở 2 pha: pha đơn bào giống trùng amip, pha hợp bào là khối chất nhầy chứa nhiều nhân.
3. Giới Nấm (Fungi)
Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
Đặc điểm chung: nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin.
Sinh sản: hữu tính và vô tính nhờ bào tử.
Sống dị dưỡng.
4. Giới Thực vật (Plantae)
Giới Thực vật gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Đặc điểm: đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng, có thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ.
5. Giới Động vật (Animalia)
Giới Động vật gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Da gai và Động vật có dây sống.
Đặc điểm: đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh, cơ thể có cấu trúc phức tạp, chuyên hóa cao.