I./ Khái niệm: Enzim
là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ
phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
1./ Cấu trúc:
-
Enzim có bản chất là prôtêin hoặc 1 số enzim còn có côenzim.
-
Enzim có vùng trung tâm hoạt động (Enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt
chuyên liên kết với cơ chất)
+ Cấu hình không gian của enzim tương thích với
cấu hình cơ chất.
+
Là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất
2./ Cơ chế tác động:
-
Enzim liên kết với cơ chất → enzim cơ chất.
-
Enzim tương tác với cơ chất.
- Enzim biến đổi cấu hình cho phù hợp với cơ chất.
Hình 1. Cơ chế tác động của enzim
Kết quả:
-
Tạo sản phẩm
- Giải phóng enzim
Kết luận: Enzim liên kết với cơ chất mang tính đặc thù
3./ Các yếu tố ảnh hưởng đến họat
tính của enzim:
a./
Nhiệt độ:
Tốc độ phản ứng enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt
độ. Mỗi enzim có nhiệt độ tối ưu (enzim có hoạt tính cao nhất).
b./ Độ pH:
Mỗi
enzim có độ pH riêng. Đa số có pH tối ưu (từ 6 đến 8) 1 số enzim hoạt động
trong môi trường axit (VD: Pepsin hoạt động tối ưu ở pH = 2)
c./ Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì lúc đầu hoạt tính của enzim tăng dần sau đó không tăng.
d./ Chất ức chế enzim:
Một
số chất hóa học hoặc các chất ức chế đặc hiệu do tế bào tạo ra để ức chế hoạt
động của enzim.
e./
Nồng độ enzim:
Nồng
độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh
II. VAI TRÒ CỦA ENZIM
-
Enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào với tốc độ lớn trong
điều kiện sinh lí bình thường.
-
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển
hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.
- Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại như một chất ức chế làm bất họat enzim xúc tác cho phản ứng