CÔNG NGHỆ 10- BÀI 7 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

I. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.

 1. Keo đất.

a- Khái niệm về keo đất.

      Keo đất là những phần tử nhỏ có kích thước khoảng dưới 1 micrômet, không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

 b- Phân loại và cấu tạo của keo đất.

 - Phân loại: 2 loại là keo âm và keo dương

 - Cấu tạo chung của keo đất: gồm

+ Một nhân keo ở trung tâm

+ Hai lớp ion mang điện trái dấu bao quanh nhân keo.

 Lớp ion quyết định điện: mang điện âm hoặc dương và quyết định điện tích của keo đất.

Lớp ion bù: chia thành 2 lớp nhỏ là lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán, đều mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.

c - Đặc tính của keo đất.

- Keo đất có khả năng trao đổi các ion của mình ở lớp ion khuếch tán với ion của dung dịch đất

2. Khả năng hấp phụ của đất.

   Là khả năng của đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như các hạt limon, các hạt sét..., hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

II. Phản ứng của dung dịch đất.

1. Khái niệm về phản ứng của dung dich đất.

- Khái niệm:  Phản ứng của dung dịch đất là phản ứng chỉ tính chua, kiềm tính hoặc trung tính của dung dịch đất.

- Yếu tố quyết định: Phản ứng của dung dich đất do H cộng và OH trừ trong dung dịch đất quyết định.

+ Nếu H cộng > OH trừ, đất có pư chua.

+ Nếu H cộng OH trừ,  đất có pư trung tính.

+ Nếu H cộng OH trừ, đất có pư kiềm tính.

2. Phản ứng chua và phản ứng kiềm của đất.

a. Phản ứng chua của đất.

- Phân loại: 2 loại

+ Độ chua hoạt tính: là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên và được biểu thị bằng pH nước

+ Độ chua tiềm tàng: là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

- Đất chua ở Việt Nam: gồm đất lâm nghiệp và một số loại đất nông nghiệp như đất phèn, đất xám bạc màu.

 b. Phản ứng kiềm của đất.

- Nguyên nhân: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa các muối kiềm dễ thuỷ phân như: Na2CO3; CaCO3.

- Cơ chế tạo kiềm:

Na2CO3 + H2O NaOH + NaHCO3

2CaCO3 + 2H2O  Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2

NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất bị hoá kiềm

- Đất kiềm ở Việt Nam: chiếm diện tích không đáng kể

III. Độ phì nhiêu của đất.

1. Khái niệm.

    Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

2. Phân loại.

- Độ phì nhiêu tự nhiên: Là độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, trong quá trình hình thành không có sự tác động của con người.

- Độ phì nhiêu nhân tạo: Là độ phì nhiêu được hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok