VIII. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO (Giảm Tải)
IX. MÀNG SINH CHẤT
a./ Cấu trúc:
- Màng sinh chất có cấu trúc
khảm động.
- Gồm hai thành phần chính:
phôtpholipit và prôtêin
+ Phôtpholipit: luôn quay 2
đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài.
+ Prôtêin (prôtêin xuyên màng
và prôtêin bám màng) Vận chuyển các chất ra vào tế bào, tiếp nhận thông tin từ
bên nhoài.
- Côlesteron xen kẽ trong lớp
phôtpholipit làm tăng dộ ổn định của màng sinh chất.
- Các lipô prôtêin và glicô
prôtêin như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biét đặc trưng cho từng loại tế
bào.
Hình 1: Cấu trúc của màng sinh chất
b./ Chức năng:
- Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.
- Thu nhận thông tin cho tế
bào (Do có các prôtêin thụ thể).
- Các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ (nhờ glicô prôtêin)
X. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
1. Thành tế bào
- Cấu tạo:
+ Tế bào thực vật cấu tạo
bằng xenlulôzơ.
+ Tế bào nấm là kitin.
+ Tế bào vi khuẩn là peptiđôglican.
- Chức năng: Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
2. Chất nền ngoại bào
b./ Chất nền ngoại bào:
- Cấu tạo:
+ Chủ yếu các sợi prôtêin.
+ Chất vô cơ và hữu cơ khác.
- Chức năng:Giúp các tế bào liên kết lại với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.