1. Nguồn lao động
- Mặt mạnh:
+ Nguồn lao động rất dồi dào 42,53
triệu người, chiếm 151,2% dân số (năm 2005).
+ Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao
động.
+ Người lao động cần cù, sáng tạo có
kinh nghiệm sản xuất phong phú.
+ Chất lượng lao động ngày càng nâng
lên.
- Hạn chế:
+ Nhiều lao động chưa qua đào tạo.
+ Lực lượng lao động có trình độ cao
còn ít.
2. Cơ cấu lao động
a) Cơ cấu lao động theo các ngành
kinh tế
- Lao động trong ngành nông, lâm,
ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động
nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ,
nhưng còn chậm.
b) Cơ cấu lao động theo thành phần
kinh tế
- Phần lớn lao động làm ở khu vực
ngoài Nhà nước.
- Tỉ trọng lao động khu vực ngoài
Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài có xu hướng tăng.
c) Cơ cấu lao động theo thành thị và
nông thôn
- Phần lớn lao động ở nông
thôn.
- Tỉ trọng lao động nông thôn giảm,
khu vực thành thị tăng.
→ Hạn chế:
- Năng suất lao động thấp.
- Phần lớn lao động có thu nhập
thấp.
- Phúc lợi lao động xã hội còn chậm
chuyển biến.
- Chưa sử dụng hết thời gian lao
động.
3. Vấn đề việc làm và
hướng giải quyết việc làm
- Việc làm là vấn đề kinh tế - xã
hội lớn. Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% thiếu việc làm,
ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triệu
việc làm.
- Hướng giải quyết việc làm:
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao
động.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số,
sức khỏe sinh sản.
+ Thực hiện đa dạng hóa các hoạt
động sản xuất và dịch vụ.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết thu
hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng các loại hình đào tạo,
nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.