1. Khái quát chung
- Diện tích: 54,7 nghìn km2, chiếm
16,5% diện tích cả nước.
- Dân số: 4,9 triệu người, chiếm
5,8% số dân cả nước.
- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước
ta không giáp biển. Tiếp giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và
Lào. Vì thế, Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về xây dựng quốc phòng và kinh tế.
- Đất đai màu mỡ, tài nguyên khí hậu
và rừng đa dạng, tạo tiềm năng to lớn về nông, lâm nghiệp.
- Khoáng sản: Bôxit (trữ lượng hàng
tỉ tấn).
- Trữ năng thủy điện khá, trên các
sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.
- Vùng thưa dân nhất nước ta, là địa
bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người với truyền thống văn hóa độc đáo.
- Điều kiện kinh tế – xã hội còn
nhiều khó khăn:
+ Thiếu lao động lành nghề, cán bộ
khoa học kĩ thuật.
+ Mức sống thấp, tỉ lệ chưa biết đọc
biết viết còn cao.
+ Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, trước
hết là mạng lưới giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ
thuật.
+ Công nghiệp trong vùng mới trong
giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.
2. Phát triển cây công
nghiệp lâu năm
- Đất badan và khí hậu cận xích đạo
phù hợp với cây công nghiệp lâu năm:
+ Cà phê: cây công nghiệp quan trọng
số một của Tây Nguyên. Diện tích 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả
nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha).
+ Chè: trồng chủ yếu trên các cao
nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích
trồng chè lớn nhất cả nước.
+ Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng
cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở Gia Lai và Đắk
Lắk.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế – xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
+ Hoàn thiện quy hoạch các vùng
chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và
có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
+ Đa dạng hóa cơ cấu cây công
nghiệp: hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hợp lí tài
nguyên.
+ Đẩy mạnh khâu chế biến các sản
phẩm công nghiệp và xuất khẩu.
3. Khai thác và chế
biến lâm sản
- Rừng chiếm 36% diện tích đất có
rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
- Sản lượng gỗ khai thác hiện nay
khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm.
- Vấn đề đặt ra: Ngăn chặn nạn phá
rừng. Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. Công tác
giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh. Phát triển chế biến gỗ tại địa phương,
hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
4. Khai thác thủy năng
kết hợp thủy lợi
- Tài nguyên nước được sử dụng hiệu
quả. Có nhiều công trình thủy điện lớn: Đa Nhim, Đrây H’ling, Yaly, Xê Xan 3,
Xê Xan 3A, Xê Xan 4 và Plây Krông, Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4…
- Thủy điện tạo điều kiện cho các
ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột
nhôm từ nguồn Bôxit. Đồng thời, các hồ thủy điện đem lại nguồn nước tưới quan
trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy
sản.