1. Khái quát chung
- Gồm các tỉnh thành: Bà Rịa – Vũng
Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP.HCM.
- Diện tích nhỏ: 23,6 nghìn km²
(2006).
- Dân số thuộc loại trung bình: 12
triệu người (2006).
- Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về
GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu.
- Sớm phát triển nền kinh tế hàng
hóa.
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo
chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng.
2. Các thế mạnh và hạn
chế của vùng
a) Vị trí địa lí
- Giáp Tây Nguyên, Duyên hải miền
Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia, có vùng biển rộng. Vị trí địa lí
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, nhất là trong điều kiện có
mạng lưới giao thông vận tải hiện đại.
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên
- Thế mạnh:
+ Đất đai: đất badan chiếm 40% diện
tích của vùng, đất xám bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt.
+ Khí hậu: cận xích đạo. Hình thành
các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới quy mô lớn.
+ Thủy sản: gần các ngư trường lớn,
nguồn hải sản phong phú. Phát triển ngư nghiệp.
+ Rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy
sản nước lợ. Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
+ Khoáng sản: dầu khí với trữ lượng
lớn, sét, cao lanh. Thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng.
+ Sông: hệ thống sông Đồng Nai có
tiềm năng thủy điện lớn.
- Hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt.
+ Diện tích rừng tự nhiên ít.
+ Ít chủng loại khoáng sản.
c) Điều kiện kinh tế – xã hội
- Nguồn lao động có chuyên môn cao.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật: có sự
tích tụ lớn, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
- Cơ sở hạ tầng: thông tin liên lạc
và mạng lưới giao thông phát triển, là đầu mối của các tuyến đường bộ, sắt,
biển, hàng không.
4. Khai thác lãnh thổ
theo chiều sâu
a) Trong công nghiệp
- Biện pháp: Tăng cường cơ sở hạ
tầng; Cải thiện cơ sở năng lượng; Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng;
Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Kết quả: Phát triển nhiều ngành
công nghiệp đầu tư cho các ngành công nghệ cao; Hình thành các khu công nghiệp,
khu chế xuất…; Giải quyết tốt vấn đề năng lượng.
b) Trong khu vực du lịch
- Biện pháp: Hoàn thiện cơ sở hạ
tầng dịch vụ; Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; Thu hút vốn đầu tư của nước
ngoài.
- Kết quả: Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước
về tăng nhanh và phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ.
c) Trong nông, lâm nghiệp
- Biện pháp: Xây dựng các công trình
thủy lợi; Thay đổi cơ cấu cây trồng; Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu sông;
Bảo vệ các vùng rừng ngập mặn, các vườn quốc gia.
- Kết quả: Công trình thủy lợi Dầu
Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước; Dự án Phước Hòa cung cấp nước sạch
cho các ngành dịch vụ.
d) Trong phát triển tổng hợp kinh tế
biển
- Biện pháp: khai thác dầu khí ở
vùng thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch biển và
giao thông vận tải.
- Kết quả: Sản lượng khai thác dầu
tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu
khí. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển. Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta
(cảng Vũng Tàu). Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng.