I. TÌNH HÌNH VIỆT
NAM TRONG NHỮNG NĂM (1939 - 1945)
1. Tình hình chính trị
a. Thế giới
- 1/9/1939: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng
nổ, Đức kéo vào Pháp, Pháp đầu hàng Đức.
- Pháp thực hiện chính sách thù địch đối với
các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa.
b. Việt Nam
- Ở Đông Dương, Toàn quyền Đơcu thực hiện
chính sách vơ vét sức người, sức của của Việt Nam để dốc vào cuộc chiến tranh.
- 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt - Trung
vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
- Nhật sử dụng bộ máy thống trị của Pháp để
vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh, đàn áp cách mạng.
- Ở VN, bên cạnh đảng phái thân Pháp còn có
đảng phái thân Nhật như: Đại Việt, Phục Quốc. Ra sức tuyên truyền lừa bịp về
văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng
Pháp.
- Việt Nam đặt dưới ách thống trị của Nhật -
Pháp.
- Đầu 1945, phát xít Đức bị thất bại nặng nề
(châu Âu), Nhật bị thua to ở nhiều nơi. (ở châu Á - Thái Bình Dương).
- Ở Đông Dương, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính
Pháp. Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở VN tăng cường hoạt động.
Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.
2. Tình hình kinh tế - xã
hội
a. Kinh tế
* Chính sách của Pháp
- Đầu tháng 9/1939, Toàn quyền Ca-tơ-ru ra
lệnh tổng động viên nhằm cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương
về quân sự, nhân lực, các sản phẩm và nguyên liệu”.
- Pháp thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”:
tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, sa thải công nhân, viên chức, giảm tiền lương,
tăng giờ làm, kiểm soát gắt gao sản xuất, phân phối, ấn định giá cả.
* Chính sách của Nhật
- Pháp phải cho Nhật sử dụng phương tiện giao
thông, kiểm soát đường sắt, tàu biển. Nhật bắt Pháp trong 4 năm 6 tháng nộp
khoản tiền 723.786.000 đồng.
- Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân
nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh.
- Buộc Pháp xuất cảng các nguyên liệu chiến
tranh sang Nhật với giá rẻ như: than, sắt, cao su, xi măng.
- Công ty của Nhật đầu tư vào những ngành
phục vụ cho quân sự như măng-gan, sắt, phốt phát, crôm.
b. Xã hội
- Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân
dân ta tới chỗ cùng cực. Cuối 1944 đầu năm 1945 có tới 2 triệu đồng bào ta chết
đói.
- Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, trừ tay
sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc
lột của Pháp- Nhật.
- Đảng phải kịp thời, đề ra đường lối đấu
tranh phù hợp.
II. PHONG TRÀO GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN THÁNG 3/1945
1. Hội nghị Ban Chấp hành
Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939
Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, xác
định:
* Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế
quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn
toàn độc lập.
* Chủ trương:
- Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất,
tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc,
chông tô cao, lãi nặng.
- Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô
Viết công nông binh” bằng khẩu hiệu “Chính phủ dân chủ cộng hòa”.
* Về phương pháp đấu tranh: Đảng chuyển từ
đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay
sai; từ hoạt động hợp pháp,nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp.
* Đưa ra chủ trương thành lập Mặt trận dân
tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan
trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào
thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.