I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC - NAM SAU NĂM 1975
* Miền Bắc: qua hơn 20 năm (1954 -
1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu
to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu
của chủ nghĩa xã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân của Mĩ hết sức ác liệt, đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với
miền Bắc.
* Miền Nam
- Đã hoàn toàn giải phóng, nhưng
cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng
bị tàn phá, bỏ hoang, chất độc hóa học và bom mìn còn bị vùi lấp nhiều nơi, số
người thất nghiệp lên tới hàng triệu người...
- Miền Nam có nền kinh tế trong
chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính
chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển
mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.
II. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC
* Miền Bắc
- Đến giữa năm 1976, miền Bắc hoàn
thành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Văn hóa, giáo dục, y tế
phát triển mạnh.
- Thực hiện nghĩa vụ làm căn cứ địa
cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia.
* Miền Nam
- Tiến hành tiếp quản vùng giải
phóng,thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng.
- Tại các thành phố lớn như Sài Gòn,
Huế, Đà Nẵng v.v., chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập ngay sau khi được
giải phóng hoàn toàn.
- Hàng triệu đồng bào được hồi
hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.
- Chính quyền cách mạng tịch thu
toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xoá bỏ quan hệ bóc lột
phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hoá
ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.
- Chú trọng khôi phục sản xuất nông
nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực. Các
cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị
gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.
- Văn hoá, giáo dục, y tế... được
tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng.
III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1975 - 1976)
Là nhiệm vụ quan trọng trước mắt của
cách mạng Việt Nam sau 1975.
1. Hoàn thành thống nhất
đất nước
* Sau chiến thắng 1975, nguyện vọng
của nhân dân cả nước là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- 9/1975 Hội nghị Trung ương Đảng
lần 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Hội nghị hiệp thương Bắc - Nam (từ
15 đến 21/11/1975) tại Sài Gòn, nhất trí thống nhất hoàn toàn hai miền trong
một Nhà nước chung.
* Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung
(25/4/1976).
* Quốc hội thống nhất họp cuối tháng
6 đầu tháng 7/1976 đã:
- Lấy tên nước: Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; thủ đô là Hà Nội; Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca.
- Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi
tên là Thành phố HCM.
- Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo
cao nhất của Việt Nam thống nhất.
- 31/7/1977: Đại hội đại biểu các
mặt trận ở hai miền Nam - Bắc họp tại TP. HCM quyết định thống nhất thành Mặt
trận Tổ quốc VN.
- 18/12/1980: Quốc hội thông qua
Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
- 20/9/1977 Việt Nam là thành viên
thứ 149 của Liên Hiệp Quốc.
2. Ý nghĩa
- Là yêu cầu tất yếu, khách quan của
sự phát triển cách mạng Việt Nam.
- Thống nhất đất nước về mặt nhà
nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ.
- Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành
thống nhất đất nước trên các lãnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa.
- Tạo điều kiện chính trị cơ bản để
phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan
hệ với các nước trên thế giới.