Trả Lời Câu Hỏi SGK Địa Lí 12- Bài 11 Thiên nhiên phân hóa đa dạng

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo...

Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc-Nam?

Trả lời:

Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam là do:

  • Nước ta nằm trải dài trên 15 vĩ  tuyến. Do đó, càng đi vào Nam thì nhiệt độ trung bình năm lại có xu hướng tăng dần. Bởi càng vào Nam càng gần xích đạo nên nhận được góc nhập xạ lớn, ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
  • Biến trình nhiệt ở phía Bắc có dạng chí tuyến với 1 cực đại còn trong Nam có dạng xích đạo với 2 tháng đạt cực đại. Nguyên nhân do càng vào Nam khoảng cách gần nhất giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng lớn.

Câu 2: Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam),...

Quan sát trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây?

Trả lời:

Thiên nhiên từ Đông sang Tây thay đổi theo độ cao địa hình, chuyển từ thấp đến cao chia làm 3 dải rõ rệt:

  • Biển và thềm lục địa
  • Vùng đồng bằng ven biển
  • Vùng đồi núi

Câu 3: Hãy quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, nêu dẫn chứng về mối quan hệ đó?

Trả lời:

  • Mối quan hệ ở đây chính là thềm lục địa và biển.
  • Dẫn chứng về mối quan hệ này chính là sự khác biệt giữa thềm lục địa của các vùng.
    • Ở thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng có nhiều đảo ven bờ.
    • Ở thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển sâu.

Câu 4: Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt...

Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên?

Trả lời:

Nước ta mang khí hậu gió mùa. Tuy nhiên, do địa hình (chính là các dãy núi và hướng núi) đã làm ảnh hưởng và tạo sự khác biệt về thiên nhiên giữa các vùng. Cụ thể là Đông Bắc và Tây Bắc, Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

Thứ nhất là sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

  • Ở vùng núi thấp Đông Bắc, thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, có gió đông lạnh đến sớm.
  • Ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa : mùa đông bớt lạnh và khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn và đôi khi có gió Tây hoạt động, lượng mưa giảm. Ở vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

Thứ hai là sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

  • Thiên nhiên hai vùng này có sự đối lập hoàn toàn. Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt.
  • Ngược lại khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng với nền nhiệt độ cao.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh,...

Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.

MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (oC)

Nhiệt độ

Địa điểm

to TB năm (oC)

to TB tháng lạnh nhất (oC)

to TB tháng nóng nhất (oC)

Biên độ tTB năm

ttối thấp tuyệt đối

ttối cao tuyệt đối

Biên độ ttuyệt đối

Hà Nội

(21o01’B)

23,5

16,4

(tháng I)

28,9

(tháng VII)

12,5

2,7

42,8

40,1

TP. Hồ Chí Minh

(10o47’B)

27,1

25,8

(tháng XII)

28,9

(tháng IV)

3,1

13,8

40,0

26,2

 

Trả lời:

Nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt và chế độ mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, chế độ nhiệt:

  • Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội (12,5oC) cao hơn TP.Hồ Chí Minh (3,1oC).
  • Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP.Hồ Chí Minh (23,5oC so với 27,1oC). Hà Nội có 3 tháng (XII, I, II) có nhiệt độ dưới 20oC, trong đó có 2 tháng dưới 18oC (tháng I, II).
  • TP.Hồ Chí Minh có nhiệt độ quanh năm cao và không có tháng nào nhiệt độ dưới 25oC.
  • Hà Nôi có 4 tháng (VI, VII, VIII, IX) có nhiệt độ cao hơn TP.Hồ Chí Minh.

Thứ hai, chế độ mưa:

  • Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa ít (mùa khô) từ tháng XI đến tháng VI. Ở các tháng XI, XII, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn, nhưng ở các tháng I, II, III, IV, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.
  • Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều có lượng mưa nhiều (mùa mưa) từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa trong các tháng này ở TP.Hồ Chí Minh hầu hết cao hơn Hà Nội (trừ tháng VIII).

Câu 2. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần...

Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

Trả lời:

Thiên nhiên nước ta được chia ra thành hai phần lãnh thổ. Đó là lãnh thổ phía Bắc và lãnh thổ phía Nam.

Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

  • Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
  • Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình <18oC, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bội và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
  • Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
    • Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu; các loài thú có long dày như gấu, chồn….
    • Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

  • Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
  • Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ 14oB trở vào.
  • Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
    • Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai- Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ -Mianma) di cư sang.
    • Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng…Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu….

Câu 3. Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ ...

Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên?

Trả lời:

Ngoài sự phân hóa Bắc  - Nam thì thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Đông – Tây. Điều đó được thể hiện chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

  • Vùng biển và thềm lục địa
    • Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
    • Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
  • Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
    • Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.
  • Vùng đồng bằng ven biển
    • Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.
    • Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
    • Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.
  • Vùng đồi núi
    • Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.
    • Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
    • Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok