I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Việt Nam
thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước....
Việt
Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như
thế nào?
Trả
lời:
- Thế giới:
- Chịu tác động
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nên có những thay đổi
to lớn và toàn diện.
- Chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô, Đông Âu khủng hoảng toàn diện, trầm trọng đòi hỏi Đảng
và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
- Việt Nam:
- Cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều
lĩnh vực song cũng gặp không ít khó khăn.
- Sau 2 kế
hoạch 5 năm (1976 – 1985), đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng,
trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.
=>Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi
mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa…
Câu 2: Hãy nêu nội dung đường lối đổi
mới kinh tế và chính trị của Đảng?
Trả
lời:
Nội dung đường lối đổi mới kinh tế và chính
trị của Đảng:
- Về kinh tế:
- Xóa bỏ cơ
chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấpàhình thành
cơ chế thị trường
- XD nền
kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô, trình độ công
nghệ...
- Phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN
- Mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại...
- Về chính trị:
- Xây dựng
nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa : nhà nước của nhân dân...
- Xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa => Quyền lực thuộc về nhân dân...
- Thực hiện
chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị,
hợp tác...
Câu 3: Nêu nhiệm
vụ mà mục tiêu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm:....
Nêu
nhiệm vụ mà mục tiêu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm: 1986 – 1990, 1991 –
1995, 1996 – 2000.
Trả
lời:
Nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch nhà nước 5 năm:
- Giai đoạn
1986 – 1990
- Nhiệm vụ,
mục tiêu: tập trung sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế
về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì
nông-lâm-ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được
xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật
tư, lao động kỹ thuật.
- Giai đoạn
1991 – 1995
- Đẩy lùi và
kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất
xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Bắt đầu có
tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
- Phát huy sức
mạnh các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với nội
dung cao hơn và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công
nghiệp hóa.
- Giai đoạn
1996 – 2000:
- Đẩy mạnh đổi
mới toàn diện và đồng bộ, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
- Phấn đấu đạt
và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
- Giải quyết
những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao
tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.
Câu 4: Trình
bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta....
Trình
bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta trong từng
kế hoạch nhà nước 5 năm 1986 – 1990, 1991 – 1995 và 1996 – 2000?
Trả
lời:
Giai đoạn |
1986 - 1990 |
1991 - 1995 |
1996 - 2000 |
Thành tựu |
Kinh tế: Về lương thực thực phẩm: Đạt 21,4 triệu
tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu
trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân
dân.sản lượng lương thực từ 2 triệu tấn (1988) lên 21,4 triệu tấn/1989. |
Kinh tế: Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP tăng bình
quân 8,2%/năm, công nghiệp tăng 13,3%/năm, nông nghiệp là 4,5%/năm. |
Kinh tế: GDP tăng bình quân 7%/năm, công nghiệp
13,5%/năm, nông nghiệp là 5,7%. |
Chính trị: Bộ máy Nhà nước ở trung ương và
địa phương được sắp xếp lại, theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và
quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan
dân cử. |
Chính trị: Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc
phòng được củng cố. |
Chính trị: Năm 2000, có quan hệ thương mại với hơn 140
nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút nhiều nguồn
vốn đầu tư nước ngoài |
|
Yếu kém và hạn chế |
Nền kinh tế còm mất cân đối, lạm phát
còn cao, lao động thiếu việc làm... |
Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất
- kỹ thuật lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm... |
Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất
lượng thấp, giá cao. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp. |
II. HƯỚNG DẪN TRẢ
LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Nêu ý
nghĩa của những thành tựu về kinh tế - xã hội của nước ta....
Nêu
ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế - xã hội của nước ta trong 15 năm
(1986 – 2000) thực hiện đường lối đổi mới?
Trả
lời:
Ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế - xã
hội của nước ta trong 15 năm (1986 – 2000) thực hiện đường lối đổi mới là:
- Những thành
tựu cho thấy đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc
đổi mới về cơ bản là phù hợp, được đông đảo quần chúng ủng hộ.
- Việc mở rộng
quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững
môi trường hòa bình, tạo nên nhiều thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh
tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn.
- Cải thiện
và nâng cao đời sống của nhân dân…
Câu 2: Hãy nêu
những khó khăn và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta....
Hãy
nêu những khó khăn và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta sau 15
năm (1986 – 2000) thực hiện đường lối đổi mới.
Trả
lời:
Những khó khăn và yếu kém về kinh tế - xã hội
của nước ta sau 15 năm (1986 – 2000) thực hiện đường lối đổi mới:
- Giai đoạn 1986–1990:
- Nền kinh tế
còm mất cân đối, lạm phát còn cao, lao động thiếu việc
làm...
- Chế độ
tiền lương bất hợp lý.
- Sự nghiệp
văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, tệ nạn tham nhũng, hối lộ...chưa
được khắc phục.
- Giai đoạn
1991–1995:
- Lực lượng
sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, trình độ
khoa học và công nghệ chuyển biến chậm...
- Tham
nhũng, lãng phí, buôn lậu...chưa được ngăn chặn.
- Sự phân
hóa giàu nghèo tăng nhanh, đời sống nhân dân còn khó khăn
- Giai đoạn
1996–2000:
- Kinh tế
phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng thấp, giá cao. Hiệu quả
sức cạnh tranh thấp.
- Kinh tế
Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh.
- Hoạt động
khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Tỉ lệ thất
nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.