Trả Lời Câu Hỏi SGK Lịch Sử 12- Bài 5 Các nước châu Phi và châu Mĩ La-tinh

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Tại sao năm 1960 được gọi là “năm Châu Phi”?

Trả lời:

Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” bởi có 17 nước được trao trả độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 2: Lập bảng thống kê các thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập....

Lập bảng thống kê các thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

  • Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập ( 18/6/1953).
  • Năm 1960 là năm châu Phi khi 17 nước được trao trả độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.
  • Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla, về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
  • Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

Câu 3: Hãy nêu khái quát những thắng lợi của cuộc đấy tranh giành và bảo vệ....

Hãy nêu khái quát những thắng lợi của cuộc đấy tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

  • Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của CM Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cáttơrô
    • Tháng 3/1952 với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba.
    • Trong bối cảnh đó, nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài. Ngày 1/1/1959 chế độ Batixta sụp đổ, nước cộng hòa Cuba ra đời.
  • Tháng 8/1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” để lôi kéo các nước Mĩ La Tinh. Từ thập niên 60 -70 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Hãy nêu những thành quả chính trong công cuộc đấu tranh giành độc lập....

Hãy nêu những thành quả chính trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt là gì?

Trả lời:

Những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân châu Phi :

  • Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952) lật đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18-6-1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chông Pháp (1954 - 1962), nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.
  • Tuynidi, Marốc và Xuđăng được trao trả độc lập năm 1956, Gana - năm 1957, Ghinê - năm 1958...
  • Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước tuyên bố độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
  • Sau đó, nhân dân Nam Rôđêdia xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabuê (18-4-1980). Ngày 21-3-1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.
  • Tháng 2-1990, chế độ phân biệt chủng tộc "Apácthai" bị xoá bỏ. Sau đó, với cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công, một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.
  • Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt đó chính là: nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).

Câu 2: Hãy trình bày những thành tựu và khó khăn về kinh tế-xã hội của các nước....

Hãy trình bày những thành tựu và khó khăn về kinh tế-xã hội của các nước Mĩ-Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

  • Các nước Mĩ – La Tinh đã có nhiều cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội.
  • Trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ một nền công nghiệp độc canh cây mía, công nghiệp đơn nhất khai mở, Cu Ba đã có nền kinh tế cân đối với cơ cấu ngành nghề hợp lí.
  • Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước Mĩ –Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD…
  • Trong thập kỉ 80, nhiều nước Mĩ-Latinh lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, chính trị mất ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm sút (1986 là 0,3%, 1989 là 0,5%). Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989).
  • Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ-Latinh có chuyển biến tích cực hơn như tỉ lệ lạm phát được hạ xuống, đầu tư nước ngoài vào Mĩ-Latinh gia tăng( trên 70 tỉ USD năm 1994), đứng hàng đằng sau Đông Á.

Câu 3: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về một nước ở châu Phi hoặc Mĩ-La Tinh....

Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về một nước ở châu Phi hoặc Mĩ-La Tinh (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai) mà em quan tâm?

Trả lời:

Người da đỏ đã sống ở Cu Ba. Đến năm 1492, Cô-lông (1451-1506) đã tới hòn đảo này và tổ chức khai khẩn đất đai cho tây Ban Nha. Trước thế kỷ VIII, khi nô lệ da đen chưa được đưa tới để canh tá các đồn điền mía, sự phát triển diễn ra chậm. Cuộc chiến tranh giành độc lập đầu tiên (1868-1878) đã không thành công. Mỹ can thiệp vào cuộc khởi nghĩa thứ hai (1895-1898) do Hô-xê Mác-ti và Ma-xi-ô lãnh đạo buộc Tây Ban Nha phải từ bỏ hòn đảo này và công nhận nền độc lập của Cu Ba (1902). Tuy nhiên, nền độc lập vẫn chưa được khẳng định sau hai giai đoạn thống trị của Mỹ (1899-1901 và 1906-1909). Năm 1933, Xan Mác-tin làm đảo chính, thành lập chính phủ cấp tiến. Năm 1934, Mỹ và Ba-ti-xta buộc Xan Mác - tin từ chức. Năm 1952 Ba - ti- xta làm đảo chính và xây dựng một Chính phủ độc tài thân Mỹ.

Trong thời kỳ kế tiếp nhau của các Chính phủ tham nhũng, đa số người Cu Ba chịu sự đói nghèo thảm hại. Năm 1959, nền độc tài của Phun-gen-xi-ô Ba-ti-xta đã bị lực lượng cách mạng dân tộc, đứng đầu là lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô của Đảng cộng sản Cu Ba hướng vào cuộc đổ bộ của các phần tử lưu vong Cu ba, do Mỹ ủng hộ, vào vịnh Con Lợn của Cu Ba đã bị thất bại. Năm 1962, quan hệ giữa Cu Ba và Mỹ trở nên căng thẳng khi Liên Xô đặt các tên lửa ở Cu Ba, vì Mỹ cho rằng việc đặt tên lửa này đe doạ nền an ninh của nước Mỹ. Cu Ba ủng hộ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ và tiến bộ ở khắp châu Mỹ-la-tinh và thế giới.

Hòn đảo tự do Cu Ba chỉ cách nước Mỹ chưa đầy một năm hải lý, luôn luôn là cái gai trước mặt những nhà cầm quyền Hoa Kỳ và bọn phản động người Cu Ba lưu vong trên đất Mỹ. Vì vậy, ngoài việc thực hiện chính sách bao vây, cấm vận gần bốn chục năm qua, Hoa Kỳ đích thân hoặc khuyến khích bọn phản động người Cu Ba tìm mọi cách phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân Cu Ba, mưu toan ám sát lãnh tụ Phi-đen Ca-xtrô (không dưới ba ngàn lần). Hiện nay, Mỹ vẫn còn chiếm trái phép hòn đảo Goan-tê-na-mô của Cu Ba.

Mặc dù khó khăn, nhưng nhân dân Cu Ba vẫn vững vàng đi theo con đường đã chọn, nêu tấm gương cho ý chí độc lập, tự do, tự lập, tự cường cho các dân tộc trên thế giới.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok