Câu 1: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23°22' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh
A. Lào Cai B. Cao Bằng C. Hà Giang D. Lạng Sơn
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2: Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8o30'N tại xã Đất Mũi, huyện, Ngọc Hiển, tỉnh
A. Kiên Giang B. Cà Mau C. An Giang D. Bạc Liêu
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3: Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102° 09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh
A. Lai Châu B. Điện Biên C. Sơn La D. Hòa Bình
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4: Điểm cực Đông phần đất liền ở kinh độ 102o24'Đ tại xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, thuộc tỉnh
A. Quảng Ninh B. Bình Định C. Phú Yên D. Khánh Hòa
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1, SGK/13, địa lí 12 cơ bản
Câu 5: Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước
A. Trung Quốc, Mianma, Lào
B. Trung Quốc, Lào, Campuchia
C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan
D. Trung Quốc, Lào, Campucia, Thái Lan
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với
A. Lào B. Trung Quốc C. Campuchia D. Thái Lan
Đáp án: A
Giải thích: Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt – Trung dài hơn 1400 km, Việt – Lào dài gần 2120 km và Việt – Cam dài hơn 1120 km.
Câu 7: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ
A. Tỉnh Quang Ninh đến tỉnh Cà Mau
B. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau
C. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang
D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/14, địa lí 12 cơ bản
Câu 8: Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc
A. Tỉnh Quảng Trị B. Thành phố Đà Nẵng
C. Tỉnh Khánh Hòa D. Tỉnh Quảng Ngãi
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/14, địa lí 12 cơ bản.
Câu 9: Huyện đảo Trường Xa trực thuộc
A. Thành phố Đà Nẵng B. Tỉnh Quảng Nam
C. Tỉnh Khánh Hòa D. Tỉnh Quảng Ngãi
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/14, địa lí 12 cơ bản.
Câu 10: Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đấ liền với nước ta là
A. Trung Quốc, Lào, Campuchia
B. Trung Quốc, Campuchia, Lào
C. Lào, Campuchia, Trung Quốc
D. Lào, Trung Quốc, Campuchia
Đáp án: D
Giải thích: Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt – Trung dài hơn 1400 km, Việt – Lào dài gần 2120 km và Việt – Cam dài hơn 1120 km. Như vậy, các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là Lào, Trung Quốc và Campuchia.
Câu 11: Cho sơ đồ sau:
Các vùng biển đánh theo thứ tự I, II, III.IV lần lượt là
A. Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền về kinh tế
B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế
C. Cùng đặc quyền về kinh tế, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản
Câu 12: Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải B. Lãnh hải
C. Vùng đặc quyền về kinh tế D. Nội thủy
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.
Câu 13: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển gọi là
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải B. Nội thủy
C. Vùng đặc quyền về kinh tế D. Lãnh hải
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản
Câu 14: Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải B. Nội thủy
C. Vùng đặc quyền về kinh tế D. Lãnh hải
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.
Câu 15: Vùng biển mà ở đó nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là
A. Nội thủy
B. Lãnh hải
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Vùng đặc quyền về kinh tế
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.
Câu 16: Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia, được gọi là:
A. Nội thủy
B. Lãnh
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Vùng đặc quyền về kinh tế
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.
Câu 17: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
B. Có thảm thực vật bốn màu xanh tốt
C. Có khí hậu hai mùa rõ rệt
D. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
Đáp án: D
Giải thích: Mục 3 – ý a, SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 18: Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm nào dưới đây?
A. Có nền nhiệt độ cao
B. Lượng mưa trong năm lớn
C. Có bốn mùa rõ rệt
D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đáp án: A
Giải thích: Mục 3 – ý a, SGK/16, địa lí 12 cơ bản.
Câu 19: Nước Việt nam nằm ở
A. Rìa phía Đông châu Á, khu vực cận nhiệt đới
B. Phía Đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới
C. Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
D. Ven Biển Đông, trong khu vực khí hậu xích đạo gió màu
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.
Câu 20: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm
A. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa
B. Vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển
C. Vùng đồi núi cao, vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng
D. Vùng đất, vùng trời, vùng
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.
Câu 21: Căn cứ vào bảng số liệu trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam, thành phố trực thuộc trung ương có dân số lớn nhất nước ta là
A. Hà Nội B. Đà Nẵng C. Hải Phòng D. TP. Hồ Chí Minh
Đáp án: D
Giải thích: Xem bảng chú giải ở giữa bên trái. Dựa vào trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu bên dưới cùng, ta thấy các thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội (7 095,9 nghìn người), Đà Nẵng (1 007,7 nghìn người), TP. Hồ Chí Minh (7 981,9 nghìn người), Cần Thơ (1 238,3 nghìn người),… Như vậy, TP. Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương có dân số lớn nhất nước ta.
Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh lị của tỉnh Quảng Trị là
A. Quảng Trị B. Đồng Hới C. Đông Hà D. Hội An
Đáp án: C
Giải thích: Xem bảng chú giải ở giữa bên trái. Dựa vào trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu bên dưới cùng, ta thấy tỉnh lị của Quảng Trị là Đông Hà.
Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long không giáp biển là
A. Bến Tre, Trà Vinh B. Hậu Giang, Vĩnh Long
C. Sóc Trăng, Bạc Liêu D. Cà Mau, Kiên Giang
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giáp biển là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 hai tỉnh ở vùng Đông Nam bộ giáp với Campuchia là
A. Tây Ninh, Bình Dương B. Bình Dương, Bình Phước
C. Bình Dương , Đồng Nai D. Tây Ninh, Bình Phước
Đáp án: D
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 hai tỉnh ở vùng Đông Nam bộ giáp với Campuchia là tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh.
Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh nào ở Tây Nguyên không giáp với Lào hoặc Campuchia?
A. Kom Tum B. Đắk Lắk C. Gia Lai D. Lâm Đồng
Đáp án: D
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh Tây Nguyên giáp với Lào là Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên giáp với Campuchia là Gia Lai, Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông.
Câu 26. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với những quốc gia nào dưới đây?
A. Trung Quốc và Lào
B. Lào và Cam- pu - chia
C. Cam-pu-chia và Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia
Đáp án: D
Giải thích: Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia ⇒ Vì vậy vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với cả 3 nước này.
Câu 27. Thiên nhiên nước ta cơ bản mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do đặc điểm nào của tự nhiên mang lại?
A. Biển đông. B. Vị trí địa lí. C. Địa hình. D. Khí hậu.
Đáp án: B
Giải thích: Vị trí địa lý quy định nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa → làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 28. Cảng biển nào dưới đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?
A. Hải Phòng B. Cửa Lò C. Đà Nẵng D. Cam Ranh
Đáp án: D
Giải thích:
- Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có vị trí gần nhất với cảng Cam Ranh (thuộc duyên hải Nam Trung Bộ).
- Cảng Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng nằm ở vị trí cách xa Đông Bắc Cam-pu-chia hơn → loại trừ.
Câu 29. Ý nghĩa nào dưới đây của biển Đông là ý nghĩa về an ninh quốc phòng
A. Nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển
B. Thúc đẩy mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển
C. Là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
D. Là bàn đạp để nước ta tiến dần ra biển trong thời đại mới.
Đáp án: C
Giải thích: Xác định từ khóa câu hỏi là “ý nghĩa an ninh quốc phòng”:
- Bằng phương pháp loại trừ, ta có:
+ A: kinh tế biển →ý nghĩa kinh tế → Sai.
+ B: giao lưu phát triển → ý nghĩa kinh tế → Sai.
+ C: Ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước → Đúng.
+ D: Tiến ra biển → ý nghĩa kinh tế → Sai.
Câu 30. Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại cho nước ta?
A. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn
B. Giao thông Bắc – Nam trắc trở
C. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn
D. Khí hậu phân hóa phức tạp
Đáp án: A
Giải thích:
- Lãnh thổ dài khiến giao thông Bắc – Nam gặp nhiều trở ngại, việc quản lí lãnh thổ cũng khó khăn hơn; lãnh thổ dài + hẹp ngang kết hợp gió mùa và địa hình làm cho khí hậu nước ta phân hóa phức tạp ⇒ Loại bỏ đáp án B, C, D.
- Khoáng sản nước ta đa dạng, trữ lượng lớn là do vị trí địa lí và lịch sử hình thành lãnh thổ quy định ⇒ Hạn chế không đúng của lãnh thổ dài và hẹp là “khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.
Câu 31. Nguyên nhân nước ta có cán cân bức xạ luôn dương và nền nhiệt độ
A. Nước ta nằm trong khu vực có gió mùa điển hình
B. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân nước ta có cán cân bức xạ luôn dương, nhiệt độ cao là do nước ta có vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên hằng năm nhận được một lượng bức xạ rất lớn từ Mặt Trời.
Câu 32. Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên
A. Nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản
B. Nước ta giàu có về tài nguyên thủy sản
C. Khí hậu có sự phân hóa Bắc – Nam
D. Thuận lợi cho giao thông vận tải phát triển
Đáp án: C
Giải thích: Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam. Biểu hiện rõ nhất trong các thành phần tự nhiên là khí hậu và sự đa dạng của sinh vật.
Câu 33. Một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước là ý nghĩa nào của biển Đông?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. An ninh quốc phòng.
D. Văn hóa – xã hội.
Đáp án: C
Giải thích: Ý nghĩa của biển Đông đối với an ninh quốc phòng nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Câu 34. Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào dưới đây?
A. Đông Bắc Cam-pu-chia.
B. Đông Bắc Lào.
C. Tây Nam Trung Quốc.
D. Đông Thái Lan.
Đáp án: A
Giải thích: Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có vị trí gần nhất với cảng Cam Ranh (thuộc duyên hải Nam Trung Bộ). Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.
Câu 35. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở Bắc bán cầu, nên
A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều
B. Nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương
C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
D. Có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.
Đáp án: B
Giải thích: Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới → quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn nên nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ dương quanh năm.
Câu 36. Đâu là nguồn lực tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?
A. Chính sách đổi mới của nhà nước trong thời kì mới.
B. Nền kinh tế trong nước phát triển.
C. Vị trí địa thuận lợi.
D. Tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào.
Đáp án: C
Giải thích: Xác định từ khóa câu hỏi: “tạo điều kiện”. Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt: gần các tuyến giao thông quốc tế, giáp biển đại dương rộng lớn, nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới ⇒ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới.
Câu 37. Ở nước ta, loại tài nguyên nào dưới đây có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức?
A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên biển.
C. Tài nguyên rừng.
D. Tài nguyên khoáng sản.
Đáp án: B
Giải thích:
- Trong xu thế toàn cầu hóa thì tài nguyên biển có vai trò quan trọng nhất để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác với thế giới + Vùng biển nước ta còn rất giàu tiềm năng.
- Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản đang bị cạn kiệt dần do khai thác quá mức ⇒ trong tương lai không có nhiều triển vọng khai thác lớn.
Câu 38. Giải thích tại sao thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi?
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.
Đáp án: D
Giải thích: Nước ta có đường bờ biển dài, tiếp giáp vùng biển Đông ấm và ẩm → mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, sinh vật phát triển xanh tươi quanh năm.
Câu 39. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào dưới đây?
A. Đường ô tô và đường sắt.
B. Đường biển và đường sắt.
C. Đường hàng không và đường biển.
D. Đường ô tô và đường biển.
Đáp án: C
Giải thích: Nước ta nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng → thuận lợi giao lưu với các nước, là cửa ngõ ra biển cửa Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Tây Nam Trung Quốc ⇒ vì vậy thế mạnh này sẽ được phát huy nếu kết hợp xây dựng giao thông đường biển và hàng không.
Câu 40. Ở nước ta tài nguyên biển là tài nguyên có rất nhiều triển vọng khai thác lớn nhưng vấn đề khai thác đang nằm trong tình trạng nào dưới đây?
A. Biển Đông rất rộng và sâu khó khai thác.
B. Chưa được chú ý đúng mức.
C. Đã khai thác quá mức và gây ô nhiễm nước.
D. Có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nước.
Đáp án: B
Giải thích: Trong xu thế toàn cầu hóa thì tài nguyên biển có vai trò quan trọng nhất để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác với thế giới. Vùng biển nước ta còn rất giàu tiềm năng về nguồn tài nguyên, từ khoáng sản, thủy sản đến du lịch và giao thông vận tải biển.