Bài
số 1: Cho bảng số liệu
DIỆN
TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ,
TÂY NGUYÊN NĂM 2014
(Đơn vị: nghìn ha)
Cây công nghiệp lâu năm |
Cả năm |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Tây Nguyên |
Tổng |
2134,9 |
142,4 |
969,0 |
Cà phê |
641,2 |
15,5 |
673, |
Chè |
132,6 |
96,9 |
22,9 |
Cao su |
978,9 |
30,0 |
259,0 |
Các cây khác |
382,2 |
0 |
113,7 |
Căn
cứ vào bảng số liệu và các kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích gieo trồng cây
công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm
2014 là
A.
Cột chồng B. Miền C. Tròn D. Đường
Đáp án: A
Giải thích:
- Số liệu: Có 4 đối tượng (cà phê,
chè, cao su và cây khác) và 3 vùng kinh tế.
- Yêu cầu: thể hiện diện tích gieo
trồng cây công nghiệp lâu năm.
Như vậy, biểu đồ cột (cụ thể là cột
chồng) là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích gieo trồng cây công nghiệp
lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2014.
Câu 2: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích
gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ,
Tây Nguyên năm 2014 là
A.
Cột chồng B. Miền C. Tròn D. Đường
Đáp án: C
Giải thích:
- Bảng số liệu: Có 3 vùng.
- Yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ
cấu.
Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất để
thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả
nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2014 là biểu đồ tròn.
Câu 3: Điểm giống nhau giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây
Nguyên là
A.
Đều trồng được cây cà phê, cao su và một số cây công nghiệp lâu năm khác
B.
Đều có diện tích trồng chè ngang nhau
C.
Đều có diện tích trồng cây cao su chiếm tỉ trọng lớn so với cả
D.
Đều có diện tích trồng cà phê rất ít
Đáp án: A
Giải thích: Chú ý các loại cây trồng
ở bảng số liệu. Như vậy, ta thấy điểm giống nhau giữa trung du và miền núi Bắc
Bộ với tây Nguyên là đều trồng được cây cà phê, cao su và một số cây công
nghiệp lâu năm khác.
Câu 4: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè lớn
hơn Tây Nguyên là
A.
Khí hậu có mùa đông lạnh
B.
Có nguồn lao động dồi dào hơn
C.
Gần với đồng bằng sông Hồng
D.
Có vị trí giáp biển
Đáp án: A
Giải thích: Trung du và miền núi Bắc
Bộ có diện tích chè lớn nhất cả nước do vùng này có khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa với một mùa đông lạnh, có tài nguyên đất feralit rất thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây chè.
Câu 5: Điểm khác nhau giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây
Nguyên là
A.
Có diện tích trồng cà phê lớn hơn
B.
Có diện tích trồng chè lớn hơn
C.
Có diện tích trồng cao su lớn hơn
D.
Có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn
Đáp án: B
Giải thích: Điểm khác nhau giữa vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là vùng TD và MNBB có diện tích
trồng chè lớn hơn (96,9 nghìn ha so với 22,9 nghìn ha).
Câu 6: Điểm khác nhau giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ là
A.
Có diện tích trồng cà phê ít hơn
B.
Có diện tích trồng chè lớn hơn
C.
Có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, trong đó diện tích trồng cà phê và
cao su lớn hơn
D.
Có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ít hơn
Đáp án: C
Giải thích: Điểm khác nhau giữa vùng
Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng Tây Nguyên có diện tích
trồng cây công nghiệp lâu năm, trong đó diện tích trồng cà phê và cao su lớn
hơn (cà phê: 673 nghìn ha so với 15,5 nghìn ha; cao su: 259 nghìn ha so với 30
nghìn ha).
Câu 7: Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê và cao su lớn hơn vùng Trung
du và miền núi bắc Bộ do
A.
Đất badan tập trung thành vùng lớn, khí hậu cận xích đạo
B.
Nhiệt độ ở Tây Nguyên luôn thấp
C.
Lương mưa nhiều
D.
Có nguồn lao động dồi dào hơn
Đáp án: A
Giải thích: Cây cao su và cây cà phê
là những cây có nguồn gốc nhiệt đới nên chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở
những vùng có nền nhiệt độ cao, tương đối ổn định trên đất badan màu mỡ. Chính
vì vậy, cao su và cà phê chỉ phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ mặc dù có mùa đông lạnh nhưng cũng có diện
tích cây cao su, cà phê khá lớn,…
Bài số 2: Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ CỦA CẢ NƯỚC,
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013
(Đơn
vị: nghìn con)
Cả nước |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Tây Nguyên |
|
Trâu |
2559,5 |
1470,7 |
92,0 |
Bò |
5156,7 |
914,2 |
662,8 |
Căn cứ vào bảng số liệu và các kiến
thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tỉ trọng trâu, bò của
vùng Trung du và miền núi bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt
là:
A. 3,6% và 12,9 %
B. 65,1% và 12,9%
C. 57,5% và 17,7%
D. 17,7% và 57,5%
Đáp án: C
Giải thích: Tỉ trọng trâu, bò của
vùng Trung du và miền núi bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt
là: Tỉ trọng trâu TD và MNBB = 1470,7/2559,5 x 100 = 57,5%; tỉ trọng bò TD và
MNBB = 914,2/5156,7 x 100 = 17,7%.
Câu 2: Tỉ trọng trâu, bò của
vùng Tây Nguyên trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là
A. 57,5% và 17,7%
B. 3,6% và 12,9 %
C. 3,6% và 17,7 %
D. 12,9% và 3,6%
Đáp án: B
Giải thích: Tỉ trọng trâu, bò của
vùng Tây Nguyên trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là: Tỉ trọng trâu
Tây Nguyên = 92,0/2559,5 x 100 = 3,6%; tỉ trọng bò Tây Nguyên = 662,8/5156,7 x
100 = 12,9%.
Câu 3: Cả hai vùng trên đều có
thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì
A. Đều có khí hậu lạnh
B. Đều có diện tích đồng cỏ lớn
C. Đều có các nhà máy chế biến
D. Đều có nguồn lao động dồi dào
Đáp án: B
Giải thích: Chăn nuôi phụ thuộc chặt
chẽ vào cơ sở thức ăn, chính vì vậy ở vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc
Bộ phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) là do hai vùng này có
nhiều đồng cỏ tự nhiên tập trung rộng lớn
Câu 4: Thế mạnh chăn nuôi trâu bò của
2 vùng đều thể hiện
A. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng
chiếm tới trên 50% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước
B. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng
chiếm 70% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước
C. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng
chiếm 40,7% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước
D. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng
chiếm 90% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước
Đáp án: C
Giải thích: Thế mạnh chăn nuôi trâu
và bò của 2 vùng đều thể hiện ở việc tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm 40,7%
so với tổng đàn trâu, bò của cả nước. Cụ thể là đàn trâu chiếm 61,1% và đàn bò
chiếm 30,6% - số liệu năm 2013.
Câu 5: Ở vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò là do
A. Trâu ưa ẩm và chịu được lạnh hơn
bò nên thích hợp với khí hậu của vùng
B. Có các đồng cỏ rộng hơn
C. Truyền thống chăn nuôi
D. Trâu chịu lạnh kém hơn bò
Đáp án: A
Giải thích: Trung du miền núi Bắc
Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì Trung du và
miền núi Bắc Bộ có khí hậu lạnh vào mùa đông, trâu có khả năng chịu rét, ẩm ướt
giỏi hơn bò, thích hợp chăn thả.
Câu 6: Ở vùng Tây Nguyên, bò
được nuôi nhiều hơn trâu là do
A. Có các cao nguyên rộng
B. Có đồng cỏ rộng hơn
C. Truyền thống chăn nuôi
D. Bò không chịu được lạnh và ưa
khô, thích hợp với khí hậu của vùng
Đáp án: D
Giải thích: Ở vùng Tây Nguyên, bò
được nuôi nhiều hơn trâu là do Tây Nguyên có khí hậu khô hạn, nóng thích hợp
với điều kiện sinh thái của bò.