Trắc Nghiệm Địa Lí 12- Bài 4 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Câu 1. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta bao gồm mấy giai đoạn?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Đáp án: B

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta bao gồm 3 giai đoạn. Đó là giai đoạn Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

Câu 2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta bao gồm những giai đoạn nào dưới đây?

A. Tiền Cambri, cổ kiến tạo và đại trung sinh.

B. Cổ kiến tạo, tân kiến tạo và đại trung sinh.

C. Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và tân kiến tạo.

D. Tân kiến tạo, Tiền Cambri và đại trung sinh.

Đáp án: C

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta bao gồm 3 giai đoạn. Đó là giai đoạn Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

Câu 3. Giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất nước ta là giai đoạn nào dưới đây?

A. Tiền Cambri.

B. Cổ kiến tạo.

C. Đại trung sinh.

D. Tân kiến tạo.

Đáp án: A

Giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất nước ta là giai đoạn Tiền Cambri (cách đây khoảng 2,5 tỉ năm).

Câu 4. Dấu vết còn sót lại của giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta là

A. Dãy Bạch Mã, Kon Tum.

B. Dãy Hoàng Liên Sơn, Kon Tum.

C. Khối nền cổ Kon tum, Nam Bộ.

D. Nam Bộ, Hoàng Liên Sơn.

Đáp án: B

Giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,5 tỉ năm.

Câu 5. Giai đoạn Tiền Cambri kéo dài ở nước ta khoảng

A. 1,5 tỉ năm. B. 2 tỉ năm. C. 2,5 tỉ năm. D. 3 tỉ năm.

Đáp án: C

Ở Việt Nam, giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ. Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,5 tỉ năm.

Câu 6. Chứng cứ cho thấy lãnh thổ nước ta được hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri là

A. Sự có mặt của các hóa thạch san hô ở nhiều nơi.

B. Sự có mặt của các hóa thạch than ở nhiều nơi.

C. Đá biến chất có tuổi 2,3 tỉ năm được tìm thấy ở Kon Tum.

D. Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên cả nước.

Đáp án: C

Giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,5 tỉ năm.

Câu 7. Giai đoạn Tiền Cambri kết thúc ở nước ta cách đây

A. 542 năm. B. 425 năm. C. 524 năm. D. 452 năm.

Đáp án: A

Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.

Câu 8. Giai đoạn Tiền Cambri chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay, đó là khu vực nào dưới đây?

A. Hoàng Liên Sơn, Bắc Trung Bộ.

B. Khối nền cổ Kon Tum, Nam Bộ.

C. Hoàng Liên Sơn, Trung Trung Bộ.

D. Trung Trung Bộ, Đông Bắc Bộ.

Đáp án: C

Giai đoạn Tiền Cambri chỉ diễn ra chủ yếu ở một số nơi, tập trung ở khu vực cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ nước ta.

Câu 9. Ở Việt Nam, giai đoạn Tiền Cambri được xem là

A. Giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ.

B. Giai đoạn hình thành nên lãnh thổ nước ta bây giời.

C. Giai đoạn đầu và cuối cùng hình thành nên lãnh thổ.

D. Giai đoạn tạo nên nền móng vững chắc cho lãnh thổ.

Đáp án: A

Ở Việt Nam, giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ.

Câu 10. Các nghiên cứu địa chất mới nhất xác định Trái Đất được hình thành từ cách đây

A. 3,5 tỉ năm. B. 4,6 tỉ năm. C. 5,5 tỉ năm. D. 2,5 tỉ năm.

Đáp án: B

Các nghiên cứu địa chất mới nhất xác định Trái Đất được hình thành từ cách đây 4,6 tỉ năm. Phần lớn thời gian của lịch sử Trái Đất thuộc hai đại: Thái cổ (Ackêôzôi) kết thúc cách đây khoảng 2,5 tỉ năm và tiếp theo là Nguyên sinh (Prôtêrôzơi) kết thúc cách đây 542 triệu năm.

Câu 11. Phần lớn thời gian của lịch sử Trái Đất thuộc hai đại, đó là

A. Nguyên sinh và Trung sinh.

B. Thái Cổ và Nguyên sinh.

C. Đại cổ sinh và Nguyên sinh.

D. Trung sinh và Thái Cổ.

Đáp án: B

Phần lớn thời gian của lịch sử Trái Đất thuộc hai đại: Thái cổ (Ackêôzôi) kết thúc cách đây khoảng 2,5 tỉ năm và tiếp theo là Nguyên sinh (Prôtêrôzơi) kết thúc cách đây 542 triệu năm.

Câu 12. Đại Nguyên sinh kết thúc cách đây

A. 342 năm. B. 523 năm . C. 542 năm. D. 245 năm.

Đáp án: C

Nguyên sinh (Prôtêrôzơi) kết thúc cách đây 542 triệu năm.

Câu 13. Giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất còn được gọi là

A. Giai đoạn Thái cổ.

B. Giai đoạn Cổ kiến tạo.

C. Giai đoạn Đại cổ sinh.

D. Giai đoạn Tiền Cambri.

Đáp án: D

Giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất còn được gọi là giai đoạn Tiền Cambri. Ở Việt Nam, giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ.

Câu 14. Giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.

B. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay.

C. Các điều kiện có địa lí rất sơ khai và đơn điệu.

D. Giai đoạn kéo dài nhất và diễn ra phổ biến nhất ở lãnh thổ nước ta.

Đáp án: D

Giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta có đặc điểm:

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.

- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay.

- Các điều kiện có địa lí rất sơ khai và đơn điệu.

Câu 15. Giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta quyển nào dưới đây xuất hiện đầu tiên?

A. Sinh quyển.

B. Thủy quyển.

C. Khí quyển.

D. Thạch quyển.

Đáp án: D

Cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng gồm chủ yếu là các chất khí amoniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi. Khi nhiệt độ không khí thấp dần, thủy quyển mới xuất hiện,…

Câu 16. Lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng không bao gồm chất khí nào dưới đây?

A. Amoniac. B. Nitơ C. Lưu huỳnh. D. Hiđrô.

Đáp án: C

Lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng gồm chủ yếu là các chất khí amoniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi.

Câu 17. Sinh vật giai đoạn Cambri gồm có

A. Tảo, động vật thân mềm.

B. Rêu, địa y, tảo.

C. Động vật thân mềm, địa y.

D. Ruột khoang, nấm, rêu.

Đáp án: A

Các sinh vật trong giai đoạn Tiền Cambri còn ở dạng sơ khai nguyên thủy như tảo, động vật thân mềm.

Câu 18. Vào giai đoạn Tiền Cambri thủy quyển xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất khi

A. Có các vụ nổ xuất hiện.

B. Nhiệt độ hạ thấp dần.

C. Có các loài sinh vật xuất hiện.

D. Độ ẩm tăng và có sự sống.

Đáp án: B

Khi nhiệt độ không khí thấp dần, thủy quyển mới xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó, sự sống xuất hiện.

Câu 19. “Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay”. Đó là đặc điểm của giai đoạn nào dưới đây?

A. Thái cổ sinh.

B. Cổ kiến tạo.

C. Tiền Cambri.

D. Tân kiến tạo.

Đáp án: C

Giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta có đặc điểm:

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.

- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay.

- Các điều kiện có địa lí rất sơ khai và đơn điệu.

Câu 20. Sự sống trên Trái Đất bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Tiền Cambri.

B. Tân kiến tạo.

C. Đại trung sinh.

D. Đại cổ sinh.

Đáp án: A

Vào giai đoạn Tiền Cambri khi nhiệt độ không khí thấp dần, thủy quyển xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó, sự sống xuất hiện ở dạng sơ khai nguyên thủy như tảo, động vật thân mềm.

Câu 21. Ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn nước ta đã phát hiện ra

A. Các di tích cổ.

B. Các đá biến chất cổ.

C. Các dạng san hô cổ.

D. Các hóa thạch cổ.

Đáp án: B

Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,5 tỉ năm.

Câu 22. Nền móng ban đầu của nước ta được hình thành từ giai đoạn nào dưới đây?

A. Tân kiến tạo.

B. Đại trung sinh.

C. Tiền Cambri.

D. Cổ kiến tạo.

Đáp án: C

Ở Việt Nam, giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ.

Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta?

A. Giai đoạn cổ nhất và diễn ra nhanh nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ.

B. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay.

C. Các điều kiện có địa lí rất sơ khai và đơn điệu nhưng có xuất hiện khủng long.

D. Giai đoạn kéo dài nhất và diễn ra phổ biến nhất ở lãnh thổ nước ta.

Đáp án: B

Giai đoạn Tiền Cambri ở nước ta có đặc điểm:

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.

- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay.

- Các điều kiện có địa lí rất sơ khai và đơn điệu.

Câu 24. Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian khoảng

A. 1,5 tỉ năm. B. 2 tỉ năm. C. 2,5 tỉ năm. D. 3 tỉ năm.

Đáp án: B

Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.

Câu 25. Ở nước ta giai đoạn Tiền Cambri diễn ra

A. Rộng khắp cả nước.

B. Chỉ diễn ra ở phía Bắc.

C. Chỉ diễn ra ở phía Nam.

D. Chỉ diễn ra ở một phạm vi hẹp.

Đáp án: D

Giai đoạn Tiền Cambri chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay. Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi, tập trung ở khu vực cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ.

Câu 26. Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây?

A. Lào. B. Cam-pu-chia. C. Việt Nam. D. Thái Lan.

Đáp án: C

Ở Việt Nam, giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ.

Câu 27. Giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ và được xem là giai đoạn

A. Kéo dài nhất và cổ nhất.

B. Cổ nhất nhưng diễn ra nhanh nhất.

C. Trẻ nhất và vẫn đang diễn ra.

D. Trẻ nhất và diễn ra nhanh nhất.

Đáp án: A

Ở Việt Nam, giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ và là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.

Câu 28. Để hiểu hơn về lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta một cách dễ dàng, thuận lợi hơn thì người ta sử dụng

A. Thang địa chất.

B. Bảng Niêm biểu địa chất.

C. Các hóa thạch cổ đã tìm thấy.

D. Các thiết bị máy móc hiện đại.

Đáp án: B

Để hiểu hơn về lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta một cách dễ dàng, thuận lợi hơn thì người ta sử dụng bảng Niêm biểu địa chất đã được thống nhất trên toàn cầu.

Câu 29. Trong bảng Niêm biểu địa chất đại cổ sinh không có kỉ nào dưới đây?

A. Pecmi. B. Silua. C. Jura. D. Cacbon.

Đáp án: C

Trong bảng Niêm biểu địa chất đại cổ sinh có 4 kỉ, đó là: Pecmi, Silua, Đêvôn và Cacbon. Còn kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

Câu 30. Trong bảng Niêm biểu địa chất đại Trung sinh không có kỉ nào dưới đây?

A. Krêta. B. Nêôgen. C. Jura. D. Triat.

Đáp án: B

Trong bảng Niêm biểu địa chất đại Trung sinh có 3 kỉ, đó là: Krêta, Jura và Triat. Còn kỉ Nêôgen thuộc đại Tân sinh.

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok