TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11- BÀI 15 TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào                      

B. tiêu hoá nội bào.                  

C. tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.                                                     

          D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 2. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào.                     

B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.                                                

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 3. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hoá theo kiểu

A. tiêu hóa ngoại bào.                     

B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.                                                

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 4. Tiêu hóa là quá trình

          A. biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

          B. biến đổi chất đơn giản có trong thức ăn thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được.

C. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.

D. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.

Câu 5. Các loài động vật tiêu hóa thức ăn bằng túi tiêu hóa là

A. động vật đơn bào.                       

B. các loài ruột khoang và giun dẹp.

C. động vật có xương sống             

D. côn trùng và giun đất.

Câu 6. Ở người thức ăn vào miệng rồi lần lượt qua các bộ phận

A. thực quản, ruột non, ruột già, dạ dày.  

B. dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.

C. thực quản, ruột non, dạ dày, ruột già.  

D. thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

Câu 7. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là

A. thức ăn được tiêu hoá nội bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào.

B. tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được tiêu hoá nội bào.

          C. tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn thành các chất đơn giản.

D. thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào.

Câu 8. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là

A. miệng → thực quản → dạ dày → ruột già → ruột non → hậu môn.

B. miệng → thực quản → dạ dày→ ruột non → ruột già → hậu môn.    

C. miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → hậu môn.

D. miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → hậu môn.

Câu 9. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là

A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.

B. miệng → thực quản → hầu → diều → ruột → mề → hậu môn.

C. miệng → hầu → thực quản → mề → diều → ruột → hậu môn.

D. miệng → hầu → diều → thực quản → mề → ruột → hậu môn.

Câu 10. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là

A. miệng → thực quản → diều → dạ dày → ruột → hậu môn.

B. miệng → thực quản → diều → ruột → dạ dày → hậu môn.

C. miệng → thực quản → dạ dày → diều → ruột → hậu môn.

D. miệng → diều → thực quản → dạ dày → ruột → hậu môn.

Câu 11. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là

A. miệng → thực quản → dạ dày cơ → diều → dạ dày tuyến → ruột → hậu môn.

B. miệng → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → diều → ruột → hậu môn.

C. miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn.

D. miệng → diều → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn.

Câu 12. Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 13. Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá diễn ra chủ yếu  là

A. các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

B. các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

C. các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. các enzim từ bộ máy Gôngi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 14. Ý không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người là

A. có ruột non.                        B. có thực quản.           

C. có dạ dày.                           D. có diều.

Câu 15. Ở trùng biến hình, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào.                     

B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.                                                

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 16. Ở trùng roi, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào.                     

B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.                                                

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 17. Ở trùng giày, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào.                               

B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.                                                

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 18. Ở giun dẹp, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào.                               

B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.                                                

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 19. Ở giun đất, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào.                               

B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.                                                

D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 20. Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở

A. miệng, dạ dày, ruột non.                      

B. chỉ diễn ra ở dạ dày.

C. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

D. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non.                                                     

Câu 21. Ý  không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người là

A. ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.

B. ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

C. ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.

D. ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.

Câu 23. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng

A. tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào → tiêu hóa nội bào.

B. tiêu hóa nội bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào.

C. tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào.

D. tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.

Câu 24. Phát biểu nào không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa?

A. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.         

B. Thức ăn trong ống tiêu hóa đi theo một chiều.                                     

C. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa và ở cả trong tế bào thì mới tạo đủ năng lượng.

D. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa (không xảy ra bên trong tế bào).

Câu 25. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu ở

A. dạ dày.                                B. ruột non.                            

C. ruột già.                              D. tụy.

Câu 26. Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa

A. trong không bào tiêu hóa.                    

B. trong ống tiêu hóa.

C. trong túi tiêu hóa.                                 

D. ống tiêu hóa và túi tiêu hóa.

Câu 27. Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là

A. miệng, dạ dày, ruột non.                       B. miệng, thực quản, dạ dày.

C. thực quản, dạ dày, ruột non.                 D. dạ dày, ruột non, ruột già.

Câu 28.Ở người, chất được biến đổi hoá học ngay từ miệng là    

A. prôtêin                      B. tinh bột                     C. lipit        D. xenlulôzơ

Câu 29. Giai đoạn  quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn là

A. giai đoạn tiêu hoá ở ruột.            

B. giai đoạn biến đổi thức ăn ở khoang miệng.

C. giai đoạn tiêu hoá ở dạ dày.        

D. giai đoạn biến đổi thức ăn ở thực quản.

Câu 30. Động vật có kiểu dinh dưỡng

A. tự dưỡng.                 

B. dị dưỡng.                 

C. tự dưỡng và dị dưỡng.                

D. kí sinh.

Câu 31. Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa

1. thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.

2. trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

3. thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn.

4. thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

A. 1, 2, 3.   B. 1, 3, 4.    C. 1, 2, 4.    D. 2, 3, 4.

Câu 32. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào là

          1. tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào

          2. tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa thức ăn xảy ra bên trong của tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp

3. tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa

4. tiêu hóa ngoại bào là sự tiêu hóa xảy ra bên ngoài tế bào ở các loài động vật bậc cao.

A. 2, 3.                 B. 1, 4.                 C. 1, 3.                 D. 2, 4.

Câu 33. Để tiêu hóa tinh bột, tuyến nước bọt ở người đã tiết ra enzim nào sau đây?

A. Mantaza.                   B. Saccaraza.       C. Amilaza.                   D. Lactaza.

Câu 34. Ở dạ dày, prôtêin được biến đổi hóa học nhờ tác dụng của

A. HCl và amilaza trong dịch vị.    

B. HCl và mantaza trong dịch vị.

C. HCl và lactaza trong dịch vị.               

D. HCl và pepsin trong dịch vị.

Câu 35. Cấu trúc ống tiêu hóa có ở động vật nào?

A. Giun dẹp và thủy tức.                                     B. Trùng giày và trùng roi.

C. Giun đất và giun dẹp.                                     D. Giun đất và châu chấu.

Câu 36. Ở ruột thức ăn được biến đổi hóa học nhờ tác dụng của

A. dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.            B. dịch tụy, HCl và dịch ruột.

C. dịch mật, dịch vị và dịch ruột.              D. HCl và pepsin trong dịch vị.

Câu 37. Động vật nào sau đây đã hình thành túi tiêu hóa?

A. Giun dẹp và thủy tức.                                     B. Trùng giày và trùng roi.

C. Giun đất và giun dẹp.                                     D. Giun đất và côn trùng.

Câu 38. Người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn vì

A. ở khoang miệng tiết ra enzim amilaza giúp tiêu hóa các thành phần của thức ăn                                                                                                                

B. sự biến đổi cơ học ở khoang miệng.             

C. ruột già vẫn có khả năng tiêu hóa.

D. dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa các thành phần của thức ăn.

Câu 39. Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa vì

(1) Thức ăn ở ruột non được biến đổi chủ yếu về mặt hóa học.

(2) Thức ăn ở ruột non được biến đổi về cơ học.

(3) Ở ruột là nơi diễn ra hoạt động tiêu hóa một cách triệt để nhất.

(4) Ở ruột là nơi diễn ra hoạt động của enzim amilaza.

Những đáp án nào là đúng?

A. (1), (2), (3).           B. (1), (2), (4).        C. (2), (3), (4).           D. (1), (3), (4).                    

Câu 40. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ống tiêu hóa bao gồm

A. biến đổi nhờ xúc tác của các enzim và biến đổi hóa học.

B. biến đổi cơ học và biến đổi hóa học.             

C. biến đổi ở dạ dày và ruột non.

D. biến đổi nhờ xúc tác của các enzim và dịch vị.

Câu 41. Các chất dinh dưỡng sau khi được biến đổi sẽ được hấp thụ vào máu theo cơ chế

A. thụ động và chủ động.                           B. thực bào và ẩm bào.

C. thụ động.                                               D. chủ động.

Câu 42. Sự hấp thụ qua màng ruột theo cơ chế khuếch tán đối với các chất

A. glucôzơ và axit amin.                  C. glixêrin và axit béo.

B. glucôzơ và lipit.                          D. axit amin và glixêrin.     

 Câu 43. Sự hấp thụ qua màng ruột theo cơ chế vận chuyển chủ động đối với các chất

A. glucôzơ và axit amin.      C. glixêrin và axit béo.

B. glucôzơ và axit béo.         D. axit amin và glixêrin.     


ĐÁP ÁN: Click vào biểu tượng Download phía dưới để xem  

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok