TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11- BÀI 19 TUẦN HOÀN MÁU (TIẾP THEO)

Câu 1. Khả năng co giãn tự động theo chu kỳ của tim được gọi là gì?

A. Tính tự động của tim.                           B. Tính chu kỳ của tim.

C. Tính hoạt động của tim.                        D. Tính dẫn truyền của tim.

Câu 2. Trong hệ dẫn truyền tim, xung điện phát và truyền theo trật tự:

A. nút xoang nhĩ -> nút nhĩ thất-> bó His -> mạng lưới Puockin.

B. nút xoang nhĩ -> bó His -> nút nhĩ thất -> mạng lưới Puockin.

C. nút xoang nhĩ -> nút nhĩ thất -> mạng lưới Puockin -> bó His.

D. nút xoang nhĩ -> mạng lưới Puockin -> nút nhĩ thất -> bó His.

Câu 3. Một chu kì hoạt động của tim bao gồm các pha theo thứ tự nào sau đây?

A. Pha co tâm nhĩ -> pha dãn chung -> pha co tâm thất.

B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha dãn chung.

C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha dãn chung.

D. Pha dãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ.

Câu 4. Thời gian hoạt động của mỗi pha trong một chu kỳ tim lần lượt là

A. pha co tâm nhĩ: 0.1 giây, pha co tâm thất: 0.3 giây, pha dãn chung: 0.4 giây.

B. pha co tâm nhĩ: 0.3 giây, pha co tâm thất: 0.1 giây, pha dãn chung: 0.4 giây.

C. pha co tâm nhĩ: 0.4 giây, pha co tâm thất: 0.3 giây, pha dãn chung: 0.1 giây.

D. pha co tâm nhĩ: 0.3 giây, pha co tâm thất: 0.4 giây, pha dãn chung: 0.1 giây.

Câu 5. Huyết áp là gì?

A. Áp lực dòng máu khi tâm thất co.

B. Áp lực dòng máu khi tâm thất dãn.

C. Áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch.

D. Do sự ma sát giữa máu và thành mạch.

Câu 6. Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?

A. 95 lần/ phút.                       B. 85 lần/ phút.   

C. 75 lần/ phút.                       D. 65 lần/ phút.

Câu 7. Ở người bình thường có huyết áp tâm thu và tâm trương lần lượt là bao nhiêu?

A. 100 – 110mmHg, 60 – 70mmHg.

B. 110 – 120mmHg, 70 – 80mmHg.

C. 100 – 110mmHg, 70 – 80mmHg.

D. 110 – 120mmHg, 60 – 70mmHg.

Câu 8. Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ

A. động mạch -> tiểu động mạch -> mao mạch -> tiểu tĩnh mạch -> tĩnh mạch.

B. tĩnh mạch -> tiểu tĩnh mạch -> mao mạch -> tiểu động mạch -> động mạch.

C. động mạch -> tiểu tĩnh mạch -> mao mạch -> tiểu động mạch -> tĩnh mạch.

D. mao mạch -> tiểu động mạch -> động mạch -> tĩnh mạch -> tiểu tĩnh mạch.

Câu 9. Huyết áp động mạch ở người thường được đo ở đâu?

A. Tay trái.          B. Tay phải.                   C. Cánh tay.                  D. Ngực.

Câu 10. Huyết áp động mạch ở trâu, bò, ngựa được đo ở đâu?

A. Cổ.                   B. Tai.                  C. Chân.                        D. Đuôi.

Câu 11. Vận tốc máu là gì?

A. Tốc độ máu chảy khắp cơ thể.

B. Tốc độ máu chảy trong động mạch chủ.

C. Tốc độ máu chảy trong tĩnh mạch chủ.

D. Tốc độ máu chảy trong một giây.

Câu 12. Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến yếu tố nào?

A. Tiết diện của hệ mạch.

B. Chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 13. Ở người tiết diện của động mạch chủ và mao mạch lần lượt là bao nhiêu?

A. 5 – 6 cm2, 6000cm2                                   B. 3 – 4 cm2, 6000cm2

C. 5 – 6 cm2, 5000cm2                                   D. 3 – 4 cm2, 5000cm2

Câu 14. Ở người tốc độ máu chảy ở động mạch và mao mạch lần lượt là bao nhiêu?

A. 500 mm/s, 0.5 mm/s.                  B. 550 mm/s, 0.5 mm/s.

C. 500 mm/s, 0.55 mm/s.                 D. 550 mm/s, 0.55 mm/s.

Câu 15. Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người do:

(1) Nhịp tim tăng.

(2) Độ quánh của máu tăng, xơ vữa động mạch.

(3) Vận tốc máu chảy chậm.

(4) Tuổi cao, di truyền, chế độ ăn, bệnh lí.

Số phương án đúng:      A. 1            B. 2             C. 3             D. 4

Câu 16. Tăng huyết áp gây hậu quả gì?

A. Suy tim, nhồi máu cơ tim, dễ đột quỵ…      

B. Da vàng, bụng to, chóng mặt…

C. Suy thận, vàng da…                             

D. Mờ mắt, chóng mặt, đau ngực…

Câu 17. Khi đo huyết áp bằng áp kế đồng hồ cần chú ý vấn đề gì?

A. Chọn tư thế thoải mái tuỳ ý.

B. Quấn chặt túi vải huyết áp kế quanh cánh tay phía trên khuỷu tay.

C. Nắm chặt bàn tay lại.                           

D. Hít thở thật sâu.

Câu 18. Vì sao khi đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử cần tránh xa điện từ mạnh?

A. Tránh sai số khi đo.                               B. Tránh làm hư máy.

C. Tránh làm người bệnh mệt.                  D. Tránh làm người bệnh nhức đầu.

Câu 19. Tại sao khi đo huyết áp chúng ta cần phải thoải mái?

A. Để giúp huyết áp ổn định.                               B. Để máu dễ lưu thông.

C. Để có thể đo huyết áp tối đa.                          D. Để đo huyết áp dễ dàng hơn.

Câu 20. Khi đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ nhận định nào sau đây đúng?

A. Khi nghe tiếng đập đầu tiên là huyết áp.

B. Khi nghe tiếng đập đầu tiên là huyết áp tối thiểu.

C. Khi nghe tiếng đập đầu tiên là huyết áp tối đa.

D. Khi nghe tiếng đập đầu tiên là huyết áp tâm trương.

Câu 21. Sau khi chạy nhanh, huyết áp và thân nhiệt thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên.                                     B. Không đổi.     

C. Giảm xuống.                                D. Không thể xác định.

Câu 22. Sau khi chạy nhanh và nghỉ mệt khoảng 5 phút thì huyết áp và thân nhiệt như thế nào?

A. Tăng lên.                                     B. Không đổi.     

C. Giảm xuống.                                D. Trở về mức ổn định.

Câu 23. Có thể đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay vì nơi đó có

A. động mạch chủ.                            B. tĩnh mạch chủ.

C. mao mạch.                                   D. đủ cả hệ mạch.

Câu 24. Khi tâm nhĩ co đẩy máu xuống đâu?

A. Tâm thất                                      B. Xoang nhĩ.               

C. Xoang nhĩ thất.                            D. Các van tim.

Câu 25. Vì sao tim có thể đập liên tục suốt đời không mệt?

A. Vì tim có tính tự động.

B. Vì tim phải cung cấp máu nuôi cơ thể.

C. Vì trong một chu kỳ hoạt động của tim thì thời gian hoạt động của tim bằng thời gian nghỉ của tim..

D. Vì trong một chu kỳ hoạt động của tim thì thời gian hoạt động của tim nhỏ hơn thời gian nghỉ của tim.

Câu 26. Huyết áp trong hệ mạch biến động như thế nào?

A. Huyết áp tăng dần từ động mạch đến mao mạch đến tĩnh mạch.

B. Huyết áp tăng dần từ động mạch đến tĩnh mạch đến mao mach.

C. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch đến tĩnh mạch.

D. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến tĩnh mạch đến mao mach.

Câu 27. Nguyên nhân gây biến động huyết áp trong hệ mạch là do

A. quãng đường di chuyển của máu trong hệ mạch xa.

B. lực hút và lực đẩy của tim.

C. lực ma sát giữa máu với thành mạch và các phân tử máu với nhau.

D. lực đẩy của tim.

Câu 28. Vận tốc máu và tổng tiết diện mạch có mối quan hệ

A. tỉ lệ thuận với nhau.                     B. tỉ lệ nghịch với nhau.

C. tuỳ trường hợp                                       D. không có mối liên quan với nhau.

Câu 28. Nguyên nhân làm tốc độ máu chảy ở mao mạch là chậm nhất, lựa chọn nào sai?

A. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau.

B. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với thành mạch.

C. Do máu cần thời gian trao đổi vật chất với tế bào.

D. Do máu trong mao mạch ít.

Câu 29. Vì sao tốc độ máu cần chảy chậm ở mao mạch?

A. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau.

B. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với thành mạch.

C. Do máu cần thời gian trao đổi vật chất với tế bào.

D. Do mạch máu mao mạch nhỏ nên máu chảy chậm.

Câu 30. Nguyên nhân nào làm cho máu ở tĩnh mạch trở nên đỏ thẫm?

A. Chứa nhiều chất dinh dưỡng.

B. Chứa nhiều chất thải.

C. Chứa chất thải và khí cacbondioxit từ tế bào thải ra.

D. Chứa nhiều khí CO2.

Câu 31. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

     B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 32. Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?

A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.

B. Vì mao mạch thường ở xa tim.

C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn.

D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.

Câu 33. Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?

A. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

B. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và tăng co tim.

C. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim.

D. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

Câu 34. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là gì ?

A. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

B. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

C. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.

D. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.

 

4 Nhận xét

  1. 18A
    19A
    20C
    21A
    22D
    23A
    24A
    25C
    26C
    27C
    28B
    28D
    29D
    30D
    31B
    32A
    33A
    34A
    Của Tổ 4 hihihi :))

    Trả lờiXóa
  2. Tổ 3
    1A
    2A
    3B
    4A
    5C
    6C
    7B
    8B
    9C
    10D
    11D
    12A
    13B
    14A
    15B
    16A
    17B

    Trả lờiXóa
  3. Nhóm 4 (Lớp 11T4)
    18A 19A 20C 21A 22D 23A 24A 25C 26C 27C 28B 28D 29C 30C 31B 32A 33A 34A.

    Trả lờiXóa
  4. 11T4 nhóm 3
    1A
    2A
    3B
    4A
    5C
    6C
    7B
    8A
    9C
    10D
    11D
    12D
    13A
    14A
    15B
    16A
    17A

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok