Câu 1. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo
trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận
kích thích à Bộ phận điều khiển à Bộ phận thực hiện à Bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Bộ
phận điều khiển à Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện à Bộ phận tiếp nhận
kích thích.
C. Bộ
phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận thực hiện à Bộ phận điều khiển à Bộ phận tiếp nhận
kích thích.
D. Bộ
phận thực hiện àBộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận điều khiển à Bộ phận tiếp nhận
kích thích.
Câu 2. Liên hệ ngược là sự thay đổi bất thường về điều
kiện lý hoá ở môi trường trong
A.
sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến
bộ phận tiếp nhận kích thích.
B.
trước khi được điều chỉnh tác động ngược
đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. trở về bình thường sau khi được điều
chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận
kích thích.
D. trở
về bình thường trước khi được điều chỉnh
tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 3. Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy
trì cân bằng nội là
A.
trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. cơ
quan sinh sản.
C. thụ thể hoặc cơ quan
thụ cảm.
D.
các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
Câu 4. Bộ phận thực hiện trong cơ
chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi
các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng
thái cân bằng và ổn định.
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung
thần kinh.
D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu
thần kinh và hoocmôn.
Câu 5. Bộ phận điều khiển
trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A.
trung ương thần kinh
hoặc tuyến nội tiết.
B. các cơ quan dinh dưỡng
như: thận, gan, tim, mạch máu…
C. thụ thể hoặc cơ
quan thụ cảm.
D. cơ quan sinh sản.
Câu 6. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường
A. trong tế bào.
B. trong mô.
C. trong cơ thể.
D.
trong cơ quan.
Câu 7. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi
có chức năng
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần
kinh hoặc hoocmôn.
B. làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ
thể.
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung
thần kinh.
D. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi
trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
Câu 8. Tụy tiết ra những
hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào?
A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận.
B. Điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu.
C. Điều hoá hấp thụ Na+ ở thận.
D. Điều hoà pH máu.
Câu 9. Tụy tiết
ra hoocmôn nào?
A.
Anđôstêrôn, ADH.
B. Glucagôn, Isulin.
C.
Glucagôn, renin.
D.
ADH, rênin.
Câu 10. Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng
nội môi nào?
A. Điều
hoà huyết áp.
B. Điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu.
C. Điều hoà áp suất thẩm thấu.
D. Điều
hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.
Câu
11. Những cơ quan có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi là
A. Tụy,
gan, thận.
B. Tụy,
mật, thận.
C. Tụy, vùng dưới đồi, thận.
D. Tụy,
vùng dưới đồi, gan.
Câu 12. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng
nội môi là
A. thụ
thể hoặc cơ quan thụ cảm.
B.
trung ương thần kinh.
C.
tuyến nội tiết.
D. các cơ quan như: thận,
gan, tim, mạch máu…
Câu 13. Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy
trì cân bằng nội môi có chức năng
A. điều
khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc
hoocmôn.
B.
làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái
cân bằng và ổn định.
C. tiếp nhận kích thích
từ môi trường và hình thần xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
D.
làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.
Câu 15. Vai trò cụ thể của các hoocmôn do tuỵ tiết ra
như thế nào?
A. Dưới
tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucôzơ thành
glicôgen dự trữ rất nhanh.
B. Dưới
tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, còn với
tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ.
C. Dưới tác dụng của
insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn dưới tác động của
glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ.
D. Dưới
tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với
tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ nhờ đó nồng
độ glucôzơ trong máu giảm.
Câu 16. Sự điều hoà hấp thụ nước diễn ra theo cơ chế
nào?
A. Áp suất thẩm thấu tăng à Vùng dưới đồi à Tuyến yên à ADH tăng à Thận hấp thụ nước trả về máu à Áp suất thẩm thấu bình thường à vùng dưới đồi.
B. Áp
suất thẩm thấu bình thường à Vùng dưới đồi à Tuyến yên à ADH tăng à Thận hấp thụ nước trả
về máu à Áp
suất thẩm thấu tăng à vùng dưới đồi.
C. Áp
suất thẩm thấu tăng à Tuyến yên à Vùng dưới đồi à ADH tăng à Thận hấp thụ nước trả
về máu à Áp
suất thẩm thấu bình thường à vùng dưới đồi.
D. Áp
suất thẩm thấu tăng à Vùng dưới đồi à ADH tăng à Tuyến yên à Thận hấp thụ nước trả
về máu à Áp
suất thẩm thấu bình thường à vùng dưới đồi.
Câu 17. Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?
A. Hệ
thống đệm trong máu.
B. Phổi
thải CO2.
C. Thận
thải H+ và NH3 …
D. Phổi hấp thu O2.
Câu 18. Vai trò điều tiết của hoocmôn do tuyến tụy tiết
ra là gì?
A. Insulin tham gia điều tiết khi hàm
lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong
máu thấp.
B.
Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucagôn
điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cao.
C.
Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucagôn điều
tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng cao.
D.
Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucagôn
điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng thấp.
Câu 19. Vì sao khi ăn mặn ta có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu
tăng.
B. Do
áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
C. Vì
nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
D. Vì
nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
Câu 20. Hệ đệm
có hiệu quả nhất trong dịch nội bào là
A. phôtphat.
B.
bicacbonat.
C. axit cacbônic.
D.
prôtêinat.
Câu 21. Điều nào quan trọng nhất gây ra sự mất cân bằng áp suất
thẩm thấu của máu?
A. Lượng nước trong máu.
B. Nồng độ đường trong
máu.
C. Nồng độ Na+ trong máu.
D. Nồng
độ khí CO2 trong máu.
Câu 24. Nguyên nhân nào sau đây làm tăng đường huyết?
A.
Insulin tham gia chuyển hóa đường.
B. Glucagôn tham gia chuyển hóa đường.
C.
Anđôstêron tham gia chuyển hóa đường.
D. Do
gan ngừng tổng hợp glicôgen dự trữ.
Câu 25. Cơ chế
duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?
A. Huyết áp bình thường à Thụ thể áp lực mạch máu à Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não à Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn à Huyết áp tăng cao à Thụ thể áp lực ở mạch máu.
B. Huyết áp tăng cao à Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não à Thụ thể áp lực mạch máu à Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn à Huyết áp bình thường à Thụ thể áp lực ở mạch máu.
C. Huyết áp tăng cao à Thụ thể
áp lực mạch máu à Trung khu
điều hoà tim mạch ở hành não à Tim giảm
nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn à Huyết áp bình thường à Thụ thể áp lực ở mạch máu.
D. Huyết áp tăng cao à Thụ thể áp lực mạch máu à Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não à Thụ thể áp lực ở mạch máu à Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn à Huyết áp bình thường.
Câu 26. Cơ chế điều hoà hàm lượng
glucôzơ trong máu giảm diễn ra theo trật tự nào?
A. Tuyến tuỵ à Glucagôn à Gan à Glicôgen à Glucôzơ trong máu tăng.
B. Gan à Glucagôn à Tuyến tuỵ à Glicôgen à Glucôzơ trong máu tăng.
C. Gan à Tuyến tuỵ à Glucagôn à Glicôgen à Glucôzơ trong máu tăng.
D. Tuyến tuỵ à Gan à Glucagôn à Glicôgen à Glucôzơ trong máu tăng.
Câu 29. Khi người ta ở ngoài trời nắng hanh trong vài giờ đồng hồ
và không được uống nước, điều gì sau đây sẽ xảy ra?
A. Áp suất thẩm thấu của máu giảm.
B. Tái hấp thu nước ở ống thận giảm.
C. Nồng độ urê trong nước tiểu giảm.
D. Thùy sau tuyến yên tăng tiết ADH.
Câu 30. Khi xét nghiệm máu một bệnh nhân, người ta thấy nồng độ
glucagôn cao nồng độ insulin thấp. Giải thích nào sau đây nhiều khả năng đúng
nhất?
A. Bệnh nhân đã uống một lượng lớn nước ngọt trên đường đến
bệnh viện.
B. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
C. Bệnh nhân đã không ăn gì vài giờ đồng hồ trước đó.
D. Do đo sai lượng hoocmôn.
Câu 31. Rượu khi đi vào cơ thể làm tăng lượng nước tiểu vì rượu
A. ức chế sản sinh anđôsteron, do đó giảm tái hấp thu nước
và Na+.
B. kích thích sản sinh anđôsteron làm tăng hấp thu Na+
và giảm tái hấp thu nước ở ống thận.
C. kích thích sản sinh và giải phóng ADH.
D. ức chế sản sinh và giải phóng ADH.
Câu 32. Albumin có tác dụng
1. như một hệ đệm, làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết
tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giảm nước và giúp cho các dịch mô thấm
trở lại máu.
dụng giữ nước và
giúp cho các dịch mô không thấm trở lại máu.
3. như một hệ đệm, làm giảm áp suất thẩm thấu của huyết
tương, thấp hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm
trở lại máu.
4. như một hệ đệm, làm tăng áp suất
thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp
cho các dịch mô thấm trở lại máu.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1
B. 2
C. 0
D.
3
Câu 33. Cho các nhận định sau:
1. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao thận tăng cường
tái hấp thu nước trả về máu để cân bằng áp suất thẩm thấu.
2. Cân bằng nội môi là: Duy trì sự ổn định của môi trường
trong tế bào.
3. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội
môi có chức năng: điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín
hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
4. Trung ương thần kinh là bộ phận thực hiện trong cơ chế
duy trì cân bằng nội môi.
Có bao nhiêu nhận định sai?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3