Câu
1: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về khái niệm điện thế nghỉ?
A. Là sự chênh
lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích, phía
trong màng tế bào tích điện dương, phía ngoài màng tế bào tích điện âm.
B. Là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế
bào, khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm, phía
ngoài màng tế bào tích điện dương.
C. Là sự chênh
lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích, phía trong
màng tế bào tích điện âm, phía ngoài màng tế bào tích điện dương.
D. Là sự chênh
lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích, phía trong
màng tế bào tích điện dương, phía ngoài màng tế bào tích điện âm.
Câu 2: Khi nơron
nghỉ ngơi thì
A. bên ngoài màng nơron tích điện dương, bên
trong nơron tích điện âm.
B. bên ngoài màng nơron tích điện âm, bên
trong nơron tích điện dương.
C. cả bên trong và bên ngoài nơron đều không
tích điện.
D. cả bên trong và bên ngoài nơron đều tích
điện dương.
Câu 3: Điện tế bào gồm:
A. Điện thế nghỉ, điện thế hoạt
động.
B. Điện sinh học, điện hóa học,
điện lý học.
C. Chỉ có điện thế nghỉ hay
điện thế hoạt động.
D. Điện thế nghỉ, điện thế
hoạt động, điện hóa học, điện lý học và điện sinh học.
Câu 4: Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ ở
loài mực ống là
A. – 40mV.
B. – 50mV.
C. – 60mV.
D. – 70mV.
Câu
5: Cách đo điện
thế nghỉ trên trên tế bào thần kinh mực ống
A. đặt một điện cực sát mặt
ngoài màng tế bào, và đặt một điện cực còn lại vào sát mặt trong của màng tế
bào, rồi quan sát kim điện kế.
B. đặt 2 điện cực vào sát mặt
ngoài màng tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống, rồi quan sát kim điện kế.
C. đặt 2 điện cực vào sát mặt
trong màng tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống, rồi quan sát kim điện kế.
Câu 6: Khi đo điện thế
nghỉ của tế bào thần kinh mực ống, người ta dùng thiết bị là
A. điện kế.
B. điện cực.
C. điện kế nối với hai điện cực.
D. tế bào thần kinh của mực ống.
Câu 7: Điện thế nghỉ được đo lúc
A. tế bào thần kinh nghỉ.
B. tế bào cơ, tế bào thần kinh
dãn nghỉ.
C. tế bào thần kinh, tế bào
cơ co.
D. tế bào thần kinh dãn nghỉ,
tế bào cơ co.
Câu 8: Mục đích của việc nghiên cứu điện thế nghỉ là
tìm hiểu
A. sự biến đổi sinh lý của tế bào lúc co hay dãn.
B. sự biến đổi điên thế động.
C. chức năng của các tế bào thần kinh khi bị kích
thích.
D. sự biên đổi tâm lý con
người ở các giai đoạn khác nhau.
Câu 9: Nói về kết quả đo điện thế nghỉ trên trên tế bào thần
kinh mực ống. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Có sự chênh lệch về điện
thế giữa hai bên màng tế bào.
2. Có sự phân cực ở hai bên
màng tế bào.
3. Phía trong màng tế bào
tích điện âm, phía ngoài màng tế bào tích điện dương.
4. Kim điện kế bị lệch.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10: Người ta dùng dấu trừ (–) trước các trị số điện thế nghỉ
vì
A. các nhà khoa học đã quy ước.
B. điện thế nghỉ được nghiên
cứu trên động vật.
C. điện thế nghỉ được đo lúc
các tế bào nghỉ ngơi.
D. khi xuất hiện điện thế nghỉ,
phía ngoài màng tế bào tích điện dương còn phía trong màng tế bào tích điện âm.
Câu 11: Điều nào sau đây không
đúng khi nói về điện thế nghỉ?
A. Điện thế xuất hiện khi tế
bào thần kinh đang nghỉ.
B. Điện thế xuất hiện khi tế
bào nơron thần kinh hưng phấn.
C. Điện thế xuất hiện khi tế
bào cơ đang nghỉ.
D. Khi nơron nghỉ thì có sự
chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào.
Câu 12: Ý đúng đối với điện thế nghỉ?
1. Trị số rất bé.
2. Người ta quy ước đặt dấu
“– ” trước các trị số của điện thế
nghỉ.
3. Điện thế nghỉ là một loại
điện tế bào.
4. Điện thế nghỉ là loại điện
sinh học.
5. Điện thế nghỉ được xác định
trên tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống lúc tế bào này đang ở trạng thái nghỉ
ngơi.
A. 1, 3, 5.
B. 2, 3, 4.
C. 2, 4, 5.
D. 1, 2, 3, 4, 5.