Trắc Nghiệm Sinh Học 11- Bài 30 Truyền Tin Qua XiNap

Câu 1: Xinap là

A. diện tích tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác.

B. diện tích tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.

C. diện tích tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.

D. diện tích tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh.

Câu 2: Các loại xinap là

A. xinap hóa học, xinap điện.          

B. xinap thần kinh – thần kinh.

C. xinap cơ – cơ.                              

D. xinap tuyến – tuyến.

Câu 3: Trong ba kiểu xinap thần kinh – thần kinh, thần kinh – cơ, thần kinh – tuyến; tế bào trước xinap là tế bào

A. thần kinh.                                              

B. cơ.

C. tuyến.                                                     

D. bất kỳ.

Câu 4: Trong xinap hóa học, khoảng giữa hai tế bào trước xinap và tế bào sau xinap được gọi là

A. khe xinap.                                    

B. chùy xinap.

C. màng trước xinap.                        

D. màng sau xinap.

Câu 5: Trong xinap hóa học, đầu tận cùng của sợi thần kinh phình to ra tạo thành cấu trúc

A. chùy xinap.                                  

B. khe xinap.      

C. màng trước xinap.                       

D. màng sau xinap.

Câu 6: Trong xinap hóa học, chất trung gian hóa học nằm trong cấu trúc

A. chùy xinap.                                  

B. khe xinap.      

C. màng trước xinap.                       

D. màng sau xinap.

Câu 7: Trong xinap hóa học, chỉ có thành phần nào sau đây có chứa thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học?

A. Màng sau xinap.                          

B. Chùy xinap.   

C. Khe xinap.                                   

D. Màng trước xinap.

Câu 8: Chất trung gian hóa học phổ biến trong xinap của động vật là

A. axetylcolin.                                 

B. endorphin.      

C. dopamin.                                      

D. serotonin.

Câu 9: Câu nào sai khi nói về cấu tạo của xinap?

A. Ti thể chỉ có ở khe xinap.

B. Chất trung gian hóa học có ở màng trước xinap.

C. Màng sau xinap có chứa thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

D. Khe xinap là khoảng giữa màng trước xinap và màng sau xinap.

Câu 10: Trong truyền tin qua xinap, thông tin được truyền từ tế bào truyền tin sang tế bào nhận tin nhờ

A. chất trung gian hóa học.              

B. chùy xinap.

C. màng trước xinap.                        

D. màng sau xinap.

Câu 11: Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn sau:

1. Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap đến màng sau.

2. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau và được lan truyền đi tiếp.

3. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap và làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap.

Hãy sắp xếp đúng thứ tự của các giai đoạn

A. 3, 1, 2.             

B. 3, 2, 1.             

C. 1, 2, 3.             

D. 1, 3, 2.

Câu 12: Trong truyền tin qua xinap, ti thể có vai trò

A. cung cấp năng lượng ATP.                    

B. truyền thông tin.      

C. nhận thông tin.                                       

D. truyền và nhận thông tin.

Câu 14: Thông tin nào sai về sự truyền tin qua xinap?

A. Xung điện được lan truyền theo một chiều từ màng sau xinap ra màng trước xinap.

B. Thông tin được lan truyền qua xinap nhờ chất trung gian hóa học.

C. Màng sau xinap không có chất trung gian hóa học.

D. Màng trước xinap không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Câu 15: Giai đoạn tiếp theo sau khi xung thần kinh đã xuất hiện ở màng sau xinap là

A. tái tạo lại chất trung gian hóa học.       

B. chất trung gian hóa học gắn vào màng trước xinap.

C. chất trung gian hóa học di chuyển vào khe xinap.

D. chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap.

 Câu 16: Nhận định nào đúng về xinap?

A. Tốc độ lan truyền xung qua xinap chậm hơn sự lan truyền xung trên sợi thần kinh.

B. Tất cả các xinap hóa học đều có chất trung gian hóa học là axêtylcolin.

C. Xinap là diện tích tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau.

D. Thông tin được truyền qua xinap từ tế bào truyền tin sang tế bào nhận tin và ngược lại.

Câu 16: Tại sao tốc độ lan truyền xung qua xinap chậm hơn tốc độ lan truyền xung trên sợi thần kinh?

A. Xung truyền qua xinap qua nhiều giai đoạn, chất trung gian hóa học phải khuếch tán qua dịch lỏng.

B. Chất trung gian hóa học có cấu tạo phức tạp.

C. Khe xinap quá rộng và điện thế màng trước xinap quá nhỏ.

D. Màng sau xinap có quá ít thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Câu 18: Sau khi gây hưng phấn ở màng sau xinap, các chất trung gian hóa học sẽ được phân hủy để trả về màng trước xinap vì

A. đảm bảo cho màng sau xinap có thể tiếp nhận các kích thích mới.

B. để xung điện chỉ truyền theo một chiều.

C. màng sau có enzim phân hủy chất trung gian hóa học.

D. để xung điện có thể lan truyền.

Câu 19: Trong chùy xinap có rất nhiều ti thể chứng tỏ năng lượng được tiêu dùng nhiều cho quá trình

A. tái tạo chất trung gian hóa học.

B. vận chuyển Ca2+ vào trong chùy xinap.

C. gắn túi chứa chất trung gian hóa học vào màng trước xinap.

D. gắn chất trung gian hóa học vào thụ thể tiếp nhận ở màng sau xinap.

Câu 20: Khi có nhiều kích thích liên tục qua xinap thì xung điện không được lan truyền đi tiếp, đó là hiện tượng “mỏi xinap”. Nguyên nhân là

A. chất trung gian hóa học bị phân hủy hết và không kịp tái tạo lại.

B. màng sau xinap bị bão hòa nên không thể tiếp nhận kích thích mới.

C. không đủ Ca2+ để làm vỡ túi chứa chất trung gian hóa học.

D. màng trước xinap không còn chỗ để gắn túi chứa chất trung gian hóa học.

Câu 21: Trong các con đường truyền tin sau đây, con đường truyền tin nào phải qua xinap?

A. Tế bào thần kinh – tế bào cơ.

B. Tế bào cơ – tế bào cơ.

C. Trên đường cảm giác.

D. Trên đường vận động.

Câu 22: Trong các con đường truyền tin sau đây, con đường truyền tin nào xảy ra nhanh nhất?

A. Trên đường vận động.

B. Tế bào thần kinh – tế bào cơ.

C. Tế bào cơ – tế bào cơ.

D. Trên đường cảm giác.

 Sử dụng hình ảnh sau để trả lời câu 23, 24, 25:



 Hình: Cung phản xạ co ngón tay khi chạm phải kim

Câu 23: Nhận định nào sai  khi nói về sự lan truyền thông tin từ tế bào tuỷ sống đến tế bào cơ tay?

A. Lan truyền xung trên sợi thần kinh không có bao miêlin.

B. Truyền tin qua xinap.

C. Lan truyền xung trên sợi thần kinh vận động.

D. Tốc độ nhanh.

Câu 24: Nhận định nào đúng khi nói về sự lan truyền thông tin từ tế bào cơ tay về tế bào tuỷ sống?

A. Lan truyền xung trên sợi thần kinh không có bao miêlin.

B. Truyền tin qua xinap.

C. Lan truyền xung trên sợi thần kinh vận động.

D. Tốc độ nhanh.

Câu 25: Kích thích được lan truyền dưới dạng xung thần kinh theo đường cảm giác từ tế bào cơ tay về tuỷ sống rồi từ tuỷ sống về tế bào cơ tay theo đường vận động có đi theo chiều ngược lại hay không? Giải thích?

A. Không.Vì thông tin được truyền qua xinap chỉ theo một chiều mà các tế bào trong cung phản xạ nối với nhau qua xinap.

B. Không.Vì thông tin được truyền qua xinap chỉ theo một chiều mà các tế bào thần kinh trong cung phản xạ nối với nhau qua xinap.

C. Có. Vì thông tin lan truyền trên sợi thần kinh cảm giác theo hai chiều.

D. Có. Vì thông tin lan truyền trên sợi thần kinh vận động theo hai chiều.

 

 

1 Nhận xét

  1. Mình muốn dò xem mình chọn có đúng không thì phải làm sao ạ?

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok