Câu 1: Trong
kỹ thuật cấy gen, người
ta thường sử dụng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận vì E.coli
A. có rất nhiều
trong tự nhiên.
B. có
cấu trúc đơn giản.
C. chưa có nhân chính thức.
D. dễ
nuôi cấy, sinh sản rất nhanh.
Câu 2: Thao tác nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit tạo ADN tái tổ hợp được thực hiện nhờ enzim
A. ligaza. B. ARN
- pôlymeraza.
C. restrictaza. D. amilaza.
Câu 3: Cho các enzim sau: ARN pôlimeraza,
restrictaza, ligaza, ADN pôlimeraza và amilaza. Các enzim được dùng để cắt và nối ADN của tế bào cho với ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo
nên ADN tái tổ hợp là
A. ARN pôlimeraza và restrictaza. B. ligaza
và ADN pôlimeraza.
C. ADN
pôlimeraza và amilaza. D. restrictaza và ligaza.
Câu 4: Khâu đầu tiên trong kĩ thuật cấy gen là
A. nối đoạn gen cần ghép vào plasmit, tạo
nên ADN tái tổ hợp.
B. tách
ADN nhiễm sắc thể ra khỏi tế
bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
C. cắt ADN của tế bào cho và ADN của plasmit ở
những điểm xác định.
D. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều
kiện cho gen đã ghép được
biểu hiện.
Câu 5: Trong
kĩ thuật cấy gen, thao tác cắt
tách đoạn ADN được thực hiện
nhờ enzim
A. ADN-
pôlimeraza. B. restrictaza.
C. ARN - pôlimeraza. D. ligaza.
Câu 6: Trong công nghệ gen, để đưa gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E. coli,
người ta đã sử dụng thể truyền là
A. tế bào thực
vật. B. plasmit.
C. tế bào
động vật. D. nấm.
Câu 7: Giống lúa "gạo vàng"
có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt
được tạo ra nhờ ứng dụng
A. phương pháp cấy truyền
phôi. B. phương
pháp lai xa và đa bội hoá.
C. phương pháp nhân bản vô tính. D. công
nghệ gen.
Câu 8: Một trong những phương pháp được sử dụng để làm
biến đổi hệ gen của
cơ thể sinh vật là
A. cấy truyền
phôi. B. nhân
bản vô tính.
C. đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. D. lai
tế bào xôma.
Câu 9: Trong
kĩ thuật chuyển gen, các
nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để
A. giúp enzim giới
hạn nhận biết vị trí cần cắt
trên thể truyền.
B. dễ dàng chuyển
ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn.
D. nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
Câu 10: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là
A. restrictaza. B. ARN
pôlimeraza.
C. ADN
pôlimeraza. D. ligaza.
Câu 11: Chủng
vi khuẩn E.coli mang gen sản
xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ
A. dung hợp tế
bào trần. B. gây
đột biến nhân tạo.
C. công
nghệ gen. D. nhân
bản vô tính.
Câu 12: Để tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt giúp vận chuyển đi xa hoặc bảo
quản
lâu dài mà không bị hỏng, cần áp dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai
hữu tính. B. Gây đột biến
nhân tạo.
C. Công nghệ gen. D. Công nghệ
tế bào.
Câu 13: Trong kĩ thuật
tạo ADN tái tổ hợp, để tạo ra đầu dính phù hợp giữa gen cần chuyển và thể truyền, người
ta đã sử dụng cùng một loại enzim cắt giới hạn có
tên là
A. ARN pôlimeraza. B. restrictaza.
C. ADN
pôlimeraza. D. ligaza.
Câu
14: Cho các bước tiến hành trong
kĩ thuật chuyển gen như sau:
(1) Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
(2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
(3) Tạo ADN tái tổ hợp.
Trình tự đúng của các bước trên là
A. (1) ®
(3) ® (2). B. (3) ® (1) ® (2).
C. (1) ® (2) ®
(3). D. (2) ®
(3) ® (1).
Câu 15: Trình
tự các khâu của kỹ thuật cấy gen là
A. cắt
và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định,
tạo ADN tái tổ hợp - tách ADN của tế bào cho và plasmit
ra khỏi tế bào - chuyển ADN tái tổ
hợp vào tế bào nhận.
B. tách
ADN của tế bào cho và plasmit ra khỏi
tế bào - cắt và nối ADN của tế
bào cho và ADN
plasmít ở những điểm xác định,
tạo ADN tái tổ hợp - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào
nhận.
C. chuyển
ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của
tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào - cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít
ở những điểm xác định, tạo ADN tái tổ hợp.
D. cắt
và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmít ở những điểm xác định,
tạo ADN tái tổ hợp - chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - tách ADN của tế bào cho và
plasmit ra khỏi tế bào.
Câu 16: Trong kỹ thuật cấy gen, việc ghép (nối) đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit nhờ enzim
A. ADN
restrictaza. B. ARN
pôlimeraza
C. ADN pôlimeraza. D. ADN ligaza.
Câu 17: ADN
tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy
gen là
A. ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của
sinh vật khác.
B. ADN
của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy
của sinh vật khác.
C. ADN plasmit
tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
D. ADN của
sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác.
Câu 18: Enzim cắt (restrictaza) được
dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả năng
A. phân loại được các gen cần chuyển.
B. nối gen cần
chuyển vào thể truyền để tạo
ADN tái tổ hợp.
C. nhận
biết và cắt đứt ADN ở những
điểm
xác định.
D. đánh dấu được
thể truyền để dễ nhận biết
trong quá trình chuyển gen.
Câu 19: Thao
tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kỹ thuật cấy gen?
A. Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ
hợp.
B. Dùng các hoocmôn
phù hợp để kích thích tế bào lai phát
triển thành cây lai.
C. Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ kết thành
tế bào lai.
D. Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu
cơ pôliêtilen glycol để tăng tỉ lệ
kết thành tế bào lai.
Câu 20: Phát
biểu
nào sau đây là đúng khi nói
về plasmit?
A. Plasmit
tồn tại trong nhân tế bào.
B. Plasmit
là một phân tử ARN.
C. Plasmit
không có khả năng tự nhân đôi.
D. Plasmit thường được sử dụng để chuyển gen của tế bào cho vào tế bào nhận trong kỹ thuật cấy gen.
Câu 21: Thể
truyền thường được sử dụng trong
kỹ thuật cấy gen là
A. động vật nguyên sinh. B. vi
khuẩn E.Coli.
C. plasmit hoặc thể thực khuẩn. D. nấm đơn bào.
Câu 22: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh
dấu
A. để chuyển
ADN tái tổ hợp vào tế bào được
dễ dàng.
B. vì plasmit
phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.
C. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị
trí trên plasmit.
D. để
dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi
khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.
Câu 23: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc
để lâu mà không bị hỏng.
Nguyên nhân của hiện tượng
này là
A. gen
sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt.
B. gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hoá.
C. cà chua này đã được chuyển gen kháng virút.
D. cà chua này là thể đột biến.
Câu 24: Giống cà chua có gen sản sinh ra êtilen đã được làm bất hoạt, khiến cho quá trình chín của quả bị chậm
lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc không bị hỏng là thành tựu của tạo giống
A. bằng công nghệ gen. B. bằng công nghệ tế bào.
C. dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. D. bằng phương pháp gây đột biến.
Câu 25: Cho các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.
(4) Cấy truyền phôi ở động vật.
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A. (1) và (2). B. (2) và (4).
C. (3) và (4). D. (1) và (3).
Câu 26: Trong kĩ thuật chuyển gen ở động vật bậc cao, người ta không sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp dùng tinh trùng như vectơ mang
gen.
B. Phương pháp vi tiêm.
C. Phương pháp chuyển nhân có gen đã cải biến.
D. Phương
pháp chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.
Câu 27: Cho các bước tạo
động vật chuyển gen:
(1)
Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3) Cho trứng thụ tinh
trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen
cần chuyển vào hợp tử và
hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự
đúng trong quy trình tạo động vật
chuyển gen là
A. (1) → (3) → (4) → (2). B. (3)
→ (4) → (2) → (1).
C. (2) →
(3) → (4) → (2). D. (1) →
(4) → (3) → (2).
Câu 28: Trong kĩ thuật chuyển gen,
các nhà khoa học sử dụng thể truyền có gen đánh dấu để
A. giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
B. nhận biết các
tế bào đã nhận được ADN tái
tổ
hợp.
C. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn.
D. dễ dàng
chuyển ADN tái tổ hợp vào tế
bào nhận.
Câu 29: Giống cây
trồng nào sau đây đã được tạo ra nhờ thành tựu của công nghệ gen?
A. Giống lúa IR22.
B. Giống lúa
“gạo
vàng” có khả năng tổng hợp β- carôten.
C. Giống dâu tằm tam bội.
D. Giống dưa hấu tam bội.
Câu
30: Kĩ thuật chuyển gen gồm các
bước:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen của tế bào cho
vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền
bằng cùng một loại enzim cắt.
(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế
bào.
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
A. (3) ®
(2) ® (4) ®
(5) ® (1). B. (4) ®
(3) ® (2) ®
(5) ® (1).
C. (3) ®
(2) ® (4) ®
(1) ® (5). D. (1) ® (4) ® (3) ®
(5) ® (2).
Câu 31: Trong kỹ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công
nghiệp, tế bào nhận được dùng
phổ biến là vi khuẩn E. coli vì
A. E. coli có tần
số phát sinh đột biến
gây hại cao.
B. môi trường
dinh dưỡng nuôi E. coli rất phức
tạp.
C. E.
coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh.
D. E.
coli có tốc độ sinh sản nhanh.
Câu 32: Những
loại enzim nào sau đây được sử dụng
trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ
hợp?
A. ADN-pôlimeraza
và amilaza. B. Restrictaza
và ligaza.
C. Amilaza
và ligaza. D. ARN-pôlimeraza và peptidaza.
Câu 33: Kỹ thuật
cấy gen hiện nay thường không sử
dụng để tạo
A. hoocmôn sinh trưởng. B. hoocmôn
insulin.
C. chất kháng sinh. D. thể đa
bội
Câu 34: Bằng phương
pháp gây đột biến và chọn lọc
không thể
tạo ra được các chủng
A. nấm men,
vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh
tạo sinh khối lớn.
B. vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin
của người.
C. penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
D. vi sinh vật
không gây bệnh đóng vai trò làm kháng
nguyên.
Câu 35: Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền
A. là vật chất
di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật.
B. là phân tử
ARN mạch kép, dạng vòng.
C. là
phân tử ADN mạch thẳng.
D. có
khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể
của tế bào vi khuẩn.
Câu 36: Cho
các thành tựu:
(1) Tạo chủng
vi khuẩn E. coli sản xuất insulin
của người.
(2) Tạo giống
dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh
Petunia.
(4) Tạo ra giống
dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng
đường cao.
Những thành tựu đạt được
do ứng dụng kĩ thuật di truyền
là:
A. (3), (4). B. (1), (2).
C. (1), (3). D. (1), (4).
Câu 37: ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế
bào E. coli nhằm
A. ức chế hoạt động hệ gen của tế bào E. coli.
B. làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của
E. coli.
C. làm cho
ADN tái tổ hợp kết hợp với ADN vi khuẩn.
D. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
Câu 38: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không
mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN
tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin
thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. sinh
trưởng và phát triển bình thường.
B. tồn tại một
thời
gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một
loại thuốc kháng sinh khác.
D. bị tiêu
diệt hoàn toàn.
Câu 39: Để tạo ra
động vật chuyển gen, người ta đã
tiến hành
A. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh
trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở
giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy
phôi đã chuyển gen vào tử cung con
cái.
B. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới
được sinh ra và tạo điều kiện
cho gen đó được biểu hiện.
C. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen)
và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện.
D. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát
triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện
cho gen đó được biểu hiện.
Câu 40: Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành
xenlulôzơ, phương pháp không được sử dụng là
A. chuyển gen bằng súng bắn gen.
B. chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
C. chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.
D. chuyển gen bằng plasmit.
Câu 41: Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng
tổng hợp insulin của người
như sau:
(1) Tách
plasmit
từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hoá insulin từ tế bào người.
(2) Phân
lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã
hoá insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.
Trình tự đúng của các thao
tác trên là
A. (1)
→ (2) → (3) → (4). B. (2)
→ (4) → (3) → (1).
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (1) → (4) → (3) → (2).
Câu 42: Sinh vật biến đổi
gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một
gen nào đó trong hệ gen.
C. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.
D. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
Câu 43: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
C. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong
tế bào nhận.
D. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.
Câu 44: Trong
các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống
mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
(2) Nuôi cấy hạt phấn.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng
tạo nên giống lai khác loài. (4)
Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 45: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmid trong kỹ thuật chuyển gene
vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A.
Nếu không có thể truyền plasmid thì gene cần
chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
B.
Nhờ có thể truyền plasmid mà gene cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
C.
Nếu không có thể truyền plasmid thì tế bào
nhận không phân chia được.
D.
Nhờ có thể truyền plasmid mà gene cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
Câu 46: Để
tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt giúp vận chuyển đi xa hoặc
bảo quản lâu dài mà không bị hỏng, cần áp dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai hữu tính. B.Công nghệ gen.
C.Gây đột biến nhân tạo. D.Công nghệ tế bào.
Câu 47: Sinh vật biến đổi gene không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây ?
A. Tổ hợp lại các gene vốn có của bố mẹ bằng
lai hữu tính.
B. Làm biến đổi một gene đã có sẵn trong hệ gene.
C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gene nào đó trong
hệ gene.
D. Đưa thêm
một gene của loài khác vào hệ gene.
Câu 48: Trong công tác
giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội
lẻ thường được áp dụng đối
với những loại cây nào sau đây?
A. Nho, dưa hấu. B.
Cà phê, ngô.
C.Điều, đậu tương. D. Lúa, lạc.
Câu
49: Cho
các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm một gene lạ vào hệ gene.
(2) Làm biến đổi một gene đã
có sẵn trong hệ gene.
(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.
(4) Cấy truyền phôi ở động vật.
Người ta có thể tạo ra
sinh vật biến đổi gene bằng các biện pháp
A. (1) và (2). B. (2) và (4).
C.
(3) và
(4). D. (1) và (3).
Câu 50: Trong kĩ thuật chuyển gene
ở động vật bậc cao, người ta không sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Phương
pháp chuyển gene trực tiếp qua ống phấn
B. Phương
pháp chuyển nhân có gene đã cải biến
C. Phương
pháp dùng tinh trùng như vector mang gen
D. Phương pháp vi tiêm
Câu 51: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống
cà chua có gene làm chín quả bị bất hoại.
(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.
(3) Tạo giống lúa "gạo
vàng" có khả năng tổng hợp b - carôten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.
Các
thành tựu được tạo ra bằng phương
pháp gây ĐB là:
A. (1) và (3) B.
(1) và (2)
C.
(3) và (4) D. (2) và (4)
Câu 52: Ở
cà chua biến đổi gene, quá trình chín
của quả bị chậm lại nên có thể vận
chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. gene sản sinh ra ethilen
đã bị bất hoạt.
B. B.gene sản sinh ra ethilen
đã được hoạt hoá.
C.cà chua này đã được chuyển gene kháng virus.
D.cà chua này là thể đột biến.
Câu 53: Kỹ thuật cấy gene hiện nay thường không sử dụng để tạo
A. hormone
insulin. B. hormone sinh trưởng.
C. chất kháng sinh. D. thể đa bội.
Câu 54: Trong
tạo giống bằng công nghệ gene, giống cà chua có thể bảo quản lâu không bị hư
hỏng là do:
A. tác dụng
của auxin trong quá trình chín hoá
chậm.
B.
gene sản sinh ra ethilen đã được làm bất hoạt.
C. tác dụng
của cytokinin tác động vào quá trình chín hoá.
D. gene
sản sinh ra một loại Pr kháng vi
nấm.
Câu 55: Trong
kỹ thuật chuyển gene, để làm dãn màng sinh chất cho ADN tái tổ hợp đi qua,
người ta dùng:
A. CaCl2 hoặc xung điện. B. virus Xenđê
C. Fe hoặc Mn. D. enzyme ligase
Câu 56: Điều nào sau đây là không đúng với plasmid?
A. Được sử dụng làm vector trong kỹ thật chuyển gene.
B. Có trong nhân của tế bào .
C.
Có khả năng tự nhân
đôi độc lập với hệ gene của tế bào
D.
Phân tử ADN nhỏ, dạng mạch
vòng.
Câu
57: Cho
các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu
tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn
so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gene kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4)
Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những
thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:
A. (1), (3). B. (3), (4).
C. (1), (2). D.
(1), (4).
Ngọc Ngà 12t4
Trả lờiXóa1D 2A 3D 4B 5B 6B 7D 8C 9D 10D 11C 12C 13B 14B 15B 16D 17B 18C 19A 20D 21C 22D 23A 24A 25A 26D 27A 28B 29B 30B 31D 32B 33D 34B 35D 36C 37D 38A 39A 40B 41D 42C 43C 44B 45B 46B 47A 48A 49A 50A 51A 52A 53D 54B 55A 56B 57A