Trắc Nghiệm Sinh Học 12- Bài 29,30 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể

B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới

 

Câu 2. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng

A. Thực vật                                                         

B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa

C. Động vật                                                         

D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển

 

Câu 3. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở

A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ

B. kết quả của quá trình lai xa khác loài

C. kết quả của tự đa bội  2n thành 4n của loài lúa mì

D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần

 

Câu 4.  Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?

A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài

B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác

C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng

D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau

 

Câu 5. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n              

2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n

3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n   

4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội

5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường  cho giao tử 2n

A. 5 → 1 → 4                        

B. 4 → 3 → 1                         

C. 3 → 1 → 4                         

D. 1 → 3 → 4

 

Câu 6. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài

A. động vật bậc cao       B. động vật

C. thực vật                     D. có khả năng phát tán mạnh

 

Câu 7.  Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài:

A. động vật ít di chuyển                            

B. thực vật

C. thực vật và động vật ít di chuyển                   

D.  động vật có khả năng di chuyển nhiều

 

Câu 8.  Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?

A. Cách li địa lí              B. Cách li sinh thái                 

C. cách li tập tính          D. Lai xa và đa bội hoá

 

Câu 9. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với

A. động vật                    B. thực vật          

C. động vật bậc thấp     D. động vật bậc cao

 

Câu 10. Thí nghiệm của Dodd trên ruồi giấm chứng minh sự hình thành loài bằng

A. cách li sinh thái                   B. cách li tập tính         

C. cách li địa lí               D. lai xa và đa bội hoá

 

Câu 11.  Sự đa dạng loài trong sinh giới là do

A. đột biến                                                                                       

B. CLTN

C. sự tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài   

D. biến dị tổ hợp

 

Câu 12. Dạng cách li cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy biến dị di truyền theo hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều là

A. cách li trước hợp tử   B. cách li sau hợp tử               

C. cách li di truyền                  D. cách li địa lí

 

Câu 13. Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí?

A. Lai xa khác loài                  B. Tự đa bội                           

C, Dị đa bội                             D. Đột biến NST

 

Câu 14.  Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng

A. động vật ít di chuyển          B. thực vật và động vật ít di chuyển

C. động, thực vật                     D. thực vật 

 

Câu 15.  Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì

A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền

B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm

C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh

D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên

 

Câu 16.  Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ

A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n =  14 NST nên có bộ NST 4n = 28

B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n =  14 NST nên có bộ NST 6n = 42

C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42

D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42

 

Câu 17.  Hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật đa bội hóa thường gây những rối loạn về

A. giới tính và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp

B. phân bào và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp

C. giới tính và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp

D. phân bào và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp

 

Câu 18. Cách thức hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn và tồn tại của loài do

A. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính

B. nguyên phân,NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính

C. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính

D. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính

 

Câu 19. Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới

A. Mất đoạn, chuyển đoạn                                  

B. Mất đoạn, đảo đoạn

C. Đảo đoạn, chuyển đoạn                                  

D. Chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần

 

Câu 20 Đột biến cấu trúc NST dẫn đến hình thành loài mới là do đột biến làm thay đổi

A. chức năng  NST                                                       

B. hình dạng và kích thước và chức năng  NST

C. hình dạng và kích thước NST tạo nên sự không tương đồng                          

D. số  lượng NST

 

Câu 21. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n

A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST        

B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.

C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.

D. có đặc điểm hình thái: kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok