Câu 1: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của
nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. phát
triển thuận lợi
nhất.
B. có
sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần.
D. chết
hàng loạt.
Câu 2: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới
hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. ổ sinh thái. B. sinh
cảnh.
C. nơi ở. D. giới hạn sinh thái.
Câu 3: Môi
trường sống của loài giun đũa ký sinh là gì?
A. Môi trường
nước. B. Môi
trường sinh vật.
C. Môi trường
trên cạn. D. Môi
trường đất.
Câu 4:
Nhiều loài cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở 20oC đến 30oC. Nhìn
chung, khi nhiệt độ xuống dưới 0oC và cao hơn
40oC,
cây ngừng quang hợp. Khoảng giá trị từ 20oC đến 30oC được gọi là
A. khoảng
chống chịu.
B. giới
hạn dưới.
C. khoảng thuận lợi.
D. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.
Câu 5 :
Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn
tại và phát triển ổn định theo thời gian
được gọi là
A. giới hạn sinh thái.
B. nơi ở của sinh vật.
C. ổ sinh thái.
D. khoảng
chống chịu.
Câu
6: Nhân tố sinh thái nào sau
đây là nhân tố vô sinh?
A. Quan hệ cộng sinh.
B. Sinh
vật kí sinh - sinh vật chủ.
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
D.
Nhiệt độ môi trường.
Câu 7: Yếu tố quyết định mức độ đa
dạng của một thảm thực vật ở cạn là
A.
không khí. B. nước.
C. ánh sáng. D. gió.
Câu 8 : Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn
sống thì sự cạnh tranh giữa các loài
sẽ
A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
B. làm cho các loài trên đều bị
tiêu diệt.
C. làm tăng thêm nguồn sống
trong sinh cảnh.
D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
Câu 9: Giới hạn sinh thái là
A.
khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật
có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới
hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường, nằm
ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới
hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường, nằm
ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. giới
hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài
giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 10: Khái niệm môi trường nào sau
đây là đúng?
A. Môi
trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung
quanh sinh vật.
B.
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và
hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
C.
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh
xung quanh sinh vật.
D.
Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát
triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 11:
Nơi ở của các loài là
A.
địa điểm cư trú của chúng.
B.
địa điểm sinh sản của chúng.
C.
địa điểm thích nghi của chúng.
D.
địa điểm dinh dưỡng của chúng.
Câu 12:
Có các loại môi trường phổ biến là
A.
môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên
cạn, môi trường sinh vật.
B.
môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C.
môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D.
môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên
cạn.
Câu 13:
Có các loại nhân tố sinh thái nào là
A.
nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.
B.
nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.
C.
nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.
D.
nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.
Câu 14:
Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về
nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt
độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A.
khoảng gây chết.
B.
khoảng thuận lợi.
C.
khoảng chống chịu.
D.
giới hạn sinh thái.
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là không đúng
về nhân tố sinh thái?
A.
Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động
đến sinh vật.
B.
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
C.
Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến
đời sống của sinh vật.
D.
Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh.
Câu 16: Trong tự nhiên, nhân
tố sinh thái tác động đến sinh vật
A.
một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
B.
trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
C.
trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh.
D.
trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây
không đúng?
A.
Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp tới sinh vật.
B.
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân
tố sinh thái nhất định.
C.
Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.
D.
Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm
nhân tố hữu sinh.
Câu 18: Cá rô phi Việt Nam
chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C,
trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C
đến 350C. Từ 5,60C đến 420C được gọi là
A.
khoảng thuận lợi của loài.
B.
giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ.
C.
điểm gây chết giới hạn dưới.
D.
điểm gây chết giới hạn trên.
Câu 19:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết,
chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng
sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 5,60C
gọi là
A.
điểm gây chết dưới.
B.
điểm gây chết trên.
C.
điểm thuận lợi.
D.
giới hạn chịu đựng .
Câu 20:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết,
chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng
sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 420C
được gọi là:
A.
giới hạn chịu đựng .
B.
điểm thuận lợi.
C.
điểm gây chết trên.
D.
điểm gây chết dưới.
Câu 21:
Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết,
chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng
sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ
từ 200C đến 350C được gọi là
A.
giới hạn chịu đựng .
B.
khoảng thuận lợi.
C.
điểm gây chết trên.
D.
điểm gây chết dưới.
Câu 22: Cá chép có giới hạn chịu
đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô
phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến
+420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây
về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng
hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng
hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá rô phi có vùng phân bố
rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố
rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
Câu 23:
Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C.
Điều giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Nhiệt độ 5,60C
gọi là giới hạn dưới, trên 420C gọi là giới hạn trên.
B. Nhiệt độ 5,60C
gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
C. Nhiệt độ dưới 5,60C
gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
D. Nhiệt độ dưới 5,60C
gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.
NHẤN VÀO DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐÁP ÁN