Bài
39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN
THỂ SINH VẬT
Câu
1: Một
quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là
kiểu biến động
A.
không theo
chu kì. B.
theo chu kì nhiều năm.
C. theo chu kì mùa. D.
theo chu kì tuần trăng.
Câu 2: Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu
kì?
A.
Số lượng
cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.
B.
Số lượng
cá thể của quần thể cá chép ở Hồ
Tây giảm sau khi thu hoạch.
C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc
Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông.
D.
Số lượng
cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác
Câu 3: Vào
mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến
động số lượng cá thể
A.
không theo
chu kì. B.
theo chu kì ngày đêm.
C.
theo chu kì
nhiều năm. D.
theo chu kì mùa.
Câu 4: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 - 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu
biến động theo chu kì
A. mùa. B.
ngày đêm. C. nhiều năm. D. tuần trăng.
Câu 5: Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần
thể?
A. Mức độ sinh sản. B. Độ
ẩm. C. Ánh sáng. D. Nhiệt độ.
Câu 6: Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây là nhân tố không phụ
thuộc vào mật độ quần thể?
A.
Cạnh tranh
cùng loài. B.
Khí hậu.
C.
Mức độ tử vong. D.
Mức độ sinh sản.
Câu 7: Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 - 4 năm số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần, đúng theo chu kì
biến động của chuột lemmut (là con mồi
chủ yếu của cáo). Đây là dạng biến động số lượng cá thể
A.
không theo
chu kì. B.
theo chu kì mùa.
C.
theo chu kì
ngày đêm. D.
theo chu kì nhiều năm.
Câu 8: Ví
dụ nào sau đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
A. Số lượng cây tràm ở rừng
U Minh Thượng giảm mạnh
sau khi bị cháy vào tháng 3 năm 2002.
B.
Số lượng muỗi
tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông.
C.
Số lượng sâu hại cây trồng tăng vào mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa
thu và mùa đông.
D.
Số lượng ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa
khô.
Câu 9: Ví dụ nào sau
đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo
chu kì?
A. Số lượng ếch, nhái giảm mạnh vào những
năm có nhiệt độ môi trường xuống dưới 8oC.
B. Số lượng muỗi thường tăng vào mùa hè, giảm vào mùa
đông.
C. Số lượng sâu hại cây trồng tăng vào mùa xuân và
mùa hè, giảm vào mùa thu và mùa đông.
D. Chim cu gáy là loài chim ăn hạt thường xuất hiện
nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,¼ hằng năm.
Câu 10: Sự biến động
số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu
kì?
A. Quần thể ếch
đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè.
B. Quần thể tràm
ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng.
C. Quần thể cá
chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch.
D. Quần thể thông
ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác.
Câu
11: Sự
biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động
của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động
A.
theo chu kì mùa. B.
theo chu kì nhiều năm.
C.
không theo
chu kì. D.
theo chu kì tuần trăng.
Câu
12: Cho
các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm,
chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (2)
và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (1) và (3).
Câu 13: Trong các ví
dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh
vật theo chu kì?
(1) Số lượng
cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.
(2) Chim cu gáy
thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.
(3) Số lượng
sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hoá học.
(4) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở
vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.
A. 4. B. 2. C.
3. D.
1.
Câu 14: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không
theo chu kì?
A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
C. Ở
miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.
D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
Câu 15: Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là
A. nhiệt độ. B.
ánh sáng. C. độ ẩm. D. không khí.
Câu 16: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A. Ánh sáng. B.
Nước. C.
Hữu sinh. D. Nhiệt độ.
Câu 17: Cho các dạng biến động sau:
(1) Biến động không theo chu kì. (2)
Biến động theo chu kì.
(3) Biến động đột ngột (do sự cố môi
trường). (4) Biến động theo mùa vụ.
Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể là:
A. (1),
(2). B. (1), (3), (4). C. (2), (3). D. (2), (3), (4).
Câu 18: Trong
đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch
nhái ít hẳn là biểu hiện
A. biến động tuần
trăng. B. biến động theo mùa.
C. biến động nhiều năm. D. biến động không theo chu kì.
DOWNLOAD FILE: