Bài 43.
TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
Câu 1: Sơ đồ nào sau
đây không mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Tảo → giáp
xác →
cá → chim bói cá
→ diều hâu.
B. Lúa
→ cỏ → ếch đồng
→ chuột đồng → cá.
C. Cỏ → thỏ
→ mèo
rừng.
D. Rau → sâu ăn rau → chim ăn sâu
→ diều
hâu.
Câu 2: Hình tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn (đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình
tháp biểu diễn
A. năng lượng của các bậc dinh dưỡng.
B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng.
C. số lượng cá thể của các bậc
dinh dưỡng.
D. sinh khối và số lượng
cá thể của các bậc dinh dưỡng.
Câu 3: Trong
các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh
thái có năng suất sinh vật sơ
cấp cao nhất là
A. rừng ôn đới. B.
rừng mưa nhiệt đới.
C. rừng thông phương Bắc. D.
savan.
Câu 4: Mắt xích
có mức
năng lượng cao nhất trong một
chuỗi thức ăn là
A. sinh vật tiêu thụ bậc ba. B. sinh
vật tiêu thụ bậc một.
C. sinh vật tiêu thụ bậc hai. D. sinh
vật sản xuất.
Câu 5: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?
A. Nấm. B.
Động vật ăn thực vật.
C. Cây xanh. D. Động vật ăn thịt.
Câu 6: Sơ đồ
nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức
ăn?
A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác.
B.
Giáp xác → tảo → chim bói cá
→ cá.
C. Tảo
→ giáp xác → cá → chim
bói cá.
D.
Tảo → giáp xác
→ chim bói cá → cá.
Câu 7: Trong chuỗi thức ăn trên cạn khởi đầu bằng cây xanh, mắt xích có sinh khối lớn nhất là sinh vật
A. tiêu
thụ bậc một. B. sản xuất. C.
tiêu thụ bậc ba. D. tiêu thụ bậc hai.
Câu 8: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô
sinh vào chu trình dinh dưỡng?
A. Sinh vật tiêu
thụ bậc 2. B.
Sinh vật phân huỷ.
C. Sinh vật tiêu
thụ bậc 1. D.
Sinh vật tự dưỡng.
Câu 9: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → tôm → cá rô → chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 4. B.
cấp 2. C. cấp
1. D. cấp
3.
Câu 10: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ
A. bậc 4. B.
bậc 6. C. bậc
5. D. bậc 3.
Câu 11: Khi xây dựng
chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã
sinh vật, người ta căn cứ vào
A. mối quan hệ sinh sản
giữa các loài sinh vật trong quần xã.
B. mối
quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.
C. vai trò của các loài
sinh vật trong quần xã.
D. mối quan hệ về nơi ở
của các loài sinh vật trong quần xã.
Câu 12: Sơ đồ nào sau
đây mô tả đúng về một chuỗi thức
ăn?
A. Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái
→ Rắn hổ mang → Diều
hâu.
B.
Cây ngô → Nhái → Rắn
hổ mang
→ Sâu ăn lá ngô → Diều hâu.
C.
Cây ngô → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Diều hâu.
D.
Cây ngô → Nhái → Sâu
ăn lá ngô → Rắn hổ mang → Diều
hâu.
Câu 13: Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị
diện tích hay thể tích,
trong một đơn vị thời
gian ở mỗi bậc dinh dưỡng?
A.
Tháp sinh khối. B.
Tháp số lượng. C. Tháp
tuổi. D. Tháp
năng lượng.
Câu 14: Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được
thông tin nào sau đây?
A. Hiệu suất sinh
thái ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. Số lượng
cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Khối
lượng
sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Năng lượng bị tiêu
hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 15:
Cho chuỗi thức ăn:
Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều
hâu. Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang
là sinh vật tiêu thụ
A. bậc 4. B. bậc 3. C. bậc 2. D. bậc 5.
Câu 16: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là
A. sinh vật tiêu thụ bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng
cấp 3.
B. sinh
vật tiêu thụ bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp
3.
C. sinh vật tiêu thụ bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng
cấp 3.
D. sinh vật tiêu thụ bậc 3 và
thuộc bậc dinh dưỡng
cấp 2.
Câu 17: Trong lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn, bậc dinh dưỡng nào sau đây có sinh khối lớn nhất?
A.
Bậc dinh dưỡng cấp cao
nhất. B. Bậc
dinh dưỡng cấp 3.
C.
Bậc dinh dưỡng cấp
2. D.
Bậc dinh dưỡng cấp
1.
Câu 18:
Trong một hệ sinh thái trên cạn, năng lượng được tích luỹ lớn
nhất ở bậc dinh dưỡng
A. cấp 3. B. cấp 1. C. cấp cao nhất. D. cấp 2.
Câu 19: Cho
chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào ® Tôm ® Cá rô ® Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, tảo lục đơn bào thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 2. B. cấp 3. C. cấp 4. D. cấp 1.
Câu 20: Sơ đồ nào sau đây
mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Lúa → rắn →
chuột → diều hâu. B. Lúa
→ chuột → diều hâu → rắn.
C. Lúa → chuột → rắn → diều hâu. D. Lúa → diều hâu → chuột
→ rắn
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng
có dạng đáy lớn, đỉnh
nhỏ.
B. Tháp số lượng
bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh
nhỏ.
C. Tháp sinh
khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng
được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi
bậc dinh dưỡng.
Câu 22: Cơ sở để xây
dựng tháp sinh khối là
A. tổng
sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể
tích.
B. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài
tiết.
C. tổng sinh khối mà mỗi
bậc dinh dưỡng đồng hoá được.
D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích.
Câu 23: Mối
quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là
quan hệ
A.
hợp tác. B.
cạnh tranh. C. dinh
dưỡng. D. sinh sản.
Câu 24: Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là
A. vai trò của các loài trong quần xã.
B. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.
C. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
D. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã.
Câu 25: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua
hoạt động của nhóm
A. sinh
vật sản xuất. B. sinh
vật tiêu thụ bậc 1.
C. sinh vật phân giải. D. sinh
vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 26: Cho chuỗi thức ăn:
Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái
→ Rắn hổ mang → Diều hâu.
Trong chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ
A. bậc 3. B. bậc 1. C. bậc 2. D. bậc 4.
Câu 27: Khi
nói về chuỗi thức ăn trong hệ sinh
thái, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Tất cả các
chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh
vật
tự dưỡng.
B. Chuỗi thức ăn thể hiện mối
quan
hệ dinh dưỡng giữa các
loài trong quần xã.
C. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái
trên cạn không kéo dài quá 6 mắt xích.
D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có một loài sinh vật.
Câu 28: Khi
nói về lưới và chuỗi
thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể
được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài
có thể thuộc nhiều mắt xích
khác nhau.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
D. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.
Câu 29: Cho lưới
thức ăn của một ao nuôi như sau:
Nếu trong ao nuôi trên, cá mè hoa là đối tượng chính tạo nên sản phẩm kinh tế, cá mương và cá măng là các loài tự nhiên thì kết luận nào sau đây đúng?
A. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm sự phát triển của
các loài thực vật nổi.
B. Mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là quan hệ
cạnh tranh.
C. Cá mè hoa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
D. Tăng số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế
trong ao.
Câu 30: Phát biểu nào sau
đây đúng với tháp sinh thái?
A. Tháp khối lượng bao giờ cũng
có dạng chuẩn.
B. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
C. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ
cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
D. Tháp số lượng
bao giờ cũng có dạng chuẩn.
Câu 31: Trong hệ sinh
thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm
sinh vật có sinh khối lớn nhất
là
A. sinh vật tiêu
thụ cấp II. B.
sinh vật sản xuất.
C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật tiêu thụ
cấp I.
Câu 32: Nhóm sinh vật
có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là
A. sinh vật phân huỷ. B.
động vật ăn thực vật.
C.
sinh vật sản xuất. D.
động vật ăn thịt.
Câu
33: Cho
một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới
thức
ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc
2 là
A.
châu chấu và sâu. B.
rắn hổ mang và chim chích.
C.
rắn hổ mang. D.
chim chích và ếch xanh.
Câu
34: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh
nhỏ.
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng
cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng
có dạng đáy lớn đỉnh
nhỏ.
Câu
35: Phát
biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
Câu
36: Cho
các nhóm sinh vật trong một hệ sinh
thái:
(1) Thực vật nổi.
(2) Động
vật nổi. (3) Giun.
(4) Cỏ.
(5) Cá ăn
thịt.
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là
A. (2)
và (3). B. (1)
và (4). C. (3) và (4).
D. (2) và (5).
Câu 37: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn
này, các sinh vật cùng thuộc bậc
dinh dưỡng cấp 2 là
A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào,
chim sâu, báo.
C. chim sâu, mèo rừng,
báo. D.
cào cào, thỏ, nai.
Câu 38: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô
sinh vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật tiêu
thụ bậc 1. B.
Sinh vật phân giải.
C. Sinh vật sản xuất. D.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 39: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh
khối lớn nhất?
A. Sinh vật tiêu
thụ bậc 2. B.
Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu
thụ bậc 3. D.
Sinh vật sản xuất.
Câu 40:
Khi nói về chuỗi
và lưới thức ăn, phát biểu
nào sau đây là đúng?
A. Trong một
quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức
ăn.
B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng
bị thay đổi.
C. Tất
cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
D. Trong một
lưới
thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
Câu 41: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía
trước là:
A. sâu ăn lá ngô, nhái, rắn
hổ mang. B. cây ngô, sâu ăn
lá ngô, nhái.
C. nhái, rắn hổ
mang, diều
hâu. D. cây
ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.
Câu 42: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn
càng đơn giản.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ
tham gia vào một chuỗi thức ăn
nhất
định.
D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong
quần xã.
Câu 43: Khi nói về tháp sinh
thái, phát biểu
nào sau đây không đúng?
A. Tháp năng lượng luôn
có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến
dạng, tháp trở nên mất
cân đối.
C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm
mồi bao giờ cũng đủ đến
dư
thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.
D. Tháp
sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường
mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn
sinh khối
của
sinh vật sản xuất.
Câu
44: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được
mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của
sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số
loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn
côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều
là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của
rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn.
Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
A. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự
cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh
giữa rắn và thú ăn thịt.
B. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ
cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
C. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối
đa 4 mắt xích.
D. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2,
cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
Câu 45: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức
ăn càng đơn giản.
B. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng
thời tác động qua lại với môi trường.
C. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng
các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc
vào nhu cầu sống của từng loài.
Câu 46: Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô. (3) Bèo hoa
dâu. (4) Tôm.
(5) Bèo Nhật Bản. (6) Cá mè trắng. (7) Rau muống. (8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh
dưỡng cấp 1 là:
A. (1), (3), (5), (7). B. (2), (4), (5), (6). C. (1), (2), (6), (8). D. (3), (4), (7), (8).