Bài 45.
DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
VÀ HIỆU
SUẤT SINH THÁI
Câu 1: Sản lượng
sinh vật thứ cấp trong hệ sinh
thái được tạo ra từ
A. sinh vật phân huỷ. B.
sinh vật sản xuất.
C. sinh vật sản xuất và sinh vật
phân huỷ. D. sinh vật
tiêu thụ.
Câu : Phát biểu nào sau đây về sản lượng sinh vật là đúng?
A. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh là phần
còn lại của sản lượng
sơ cấp thô do thực vật tạo ra sau khi sử dụng một phần cho các hoạt động sống của mình.
B. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô bằng hiệu
số của sản lượng sinh vật sơ cấp tinh và phần hô hấp của thực vật.
C. Sản lượng sinh vật sơ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật.
D. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật sản xuất, trước hết
là thực vật và tảo.
Câu 3: Hiệu suất sinh
thái là
A. tỉ lệ phần
trăm năng lượng chuyển hoá từ môi trường
vào quần xã sinh vật trong hệ sinh
thái.
B. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị tiêu hao (chủ yếu qua hô hấp) giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
C. tỉ lệ phần
trăm chuyển hóa năng lượng
giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh
thái.
D. tỉ lệ phần
trăm chuyển hoá vật chất
giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Câu 4: Trong một hệ sinh thái trên cạn, sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sinh vật phân giải, chủ yếu là nấm và vi khuẩn.
B. Sinh vật
sản xuất, chủ yếu là thực vật.
C. Sinh vật dị dưỡng, chủ yếu
là động vật.
D. Thực vật
tự dưỡng, chủ yếu
là thực vật có hoa.
Câu 5: Hiệu suất sinh
thái là
A. tỉ lệ phần
trăm chuyển hoá năng lượng giữa
các bậc dinh dưỡng.
B. tỉ số sinh
khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.
C. hiệu số sinh khối trung bình của hai
bậc dinh dưỡng liên tiếp.
D. hiệu số năng lượng giữa
các bậc dinh dưỡng liên tiếp.
Câu 6 : Trong hệ sinh
thái, tất cả các dạng năng lượng được
sinh vật hấp thụ cuối cùng đều
A. chuyển cho các sinh vật phân giải.
B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp
theo.
D. giải
phóng vào không gian dưới dạng
nhiệt năng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được
sử dụng lại, còn vật chất
thì không.
B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc
dinh dưỡng trong hệ sinh thái
là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 8: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
D. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Câu 9: Cho các hoạt động của con người sau đây:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (3) và (4).
Câu 10: Trong hệ sinh
thái, tất cả các dạng năng lượng
sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được
A. tái sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
B. giải
phóng vào không gian dưới dạng nhiệt.
C. trở lại
môi trường ở dạng ban đầu.
D. tích tụ ở sinh vật phân giải.
Câu 12: Trong hệ sinh thái, quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ được thực hiện bởi nhóm
A. sinh vật sản xuất. B. sinh
vật
phân giải.
C. sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 13: Khi nói về sự
trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh
khối trung bình càng lớn.
C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất
qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
D. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất
đi do hô hấp.
Câu 14: Giải thích nào dưới đây không hợp
lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh
dưỡng?
A. Phần lớn
năng lượng được tích vào sinh
khối.
B. Phần lớn
năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp,
tạo nhiệt cho cơ thể.
C. Một phần năng lượng mất
qua chất thải (phân, nước tiểu...).
D. Một phần năng lượng mất
qua các phần rơi rụng
(lá rụng, xác lột...).
Câu 15: Trong một hệ sinh thái,
A. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của
chuỗi thức ăn là rất
lớn.
B. sự biến đổi năng lượng
diễn ra theo chu trình.
C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.
D. năng lượng của sinh vật sản
xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng
của sinh vật tiêu thụ nó.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng
lượng
trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật
đóng vai trò quan trọng nhất trong việc
truyền năng lượng từ
môi trường vô sinh vào chu trình dinh
dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
B. Năng lượng
được truyền trong hệ sinh
thái theo chu trình tuần hoàn và được
sử dụng trở lại.
C. Ở mỗi
bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt,
chất thải,... chỉ có
khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc
dinh dưỡng cao hơn.
D. Trong hệ
sinh thái, năng lượng
được truyền một chiều từ
vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi
trở
lại môi trường.
Câu 17: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
(1) Bón phân,
tưới nước, diệt
cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác
triệt để các nguồn tài nguyên không tái
sinh.
(3) Loại bỏ các
loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh
thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng
các hệ sinh thái nhân tạo một
cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường
sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt
các loài sâu hại.
Phương án đúng là:
A. (1), (2), (3),
(4). B. (2), (3), (4),
(6). C. (2), (4), (5),
(6). D. (1), (3), (4),
(5).
Câu 18: Trong một
hệ sinh thái,
A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và không được tái sử dụng.
D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và được sinh vật sản xuất
tái sử dụng.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để
nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?
A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương
thuộc vĩ độ thấp.
B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn
hơn tổng sản lượng sơ cấp
tinh được hình thành trong các hệ sinh
thái trên cạn.
C. Sản lượng sơ cấp tinh
bằng sản lượng sơ cấp thô trừ
đi phần hô hấp của thực vật.
D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp
tinh thấp do có sức sản xuất thấp.
Câu 20: Giả sử năng lượng
đồng hoá của các sinh
vật dị dưỡng trong một
chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu
thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật
tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal. Sinh
vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng
cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn
trên lần lượt là:
A. 10% và 9%. B. 12% và 10%. C. 9% và 10%. D. 10% và 12%.
Câu 21: Cho các
nhóm sinh vật trong một hệ sinh
thái:
(1) Động vật
ăn động vật. (2) Động
vật ăn thực vật. (3) Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là
A. (1) → (3) → (2). B. (2) → (3) → (1).
C. (1) → (2) → (3). D.
(3) → (2) → (1).
Câu 22: Ở mỗi bậc
dinh dưỡng của chuỗi thức ăn,
năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. quá trình bài tiết các chất thải. B. quá trình sinh tổng hợp các chất.
C. hoạt động hô
hấp. D. hoạt động quang hợp.
Câu 23: Ở một vùng biển,
năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo
silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng
lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của
giáp xác. Biết diện tích vùng biển là 105 m2. Tính theo
lí thuyết, năng lượng tích lũy trong cá là
A. 54.104 kcal. B. 9.108 kcal. C. 36.107 kcal. D. 3.108 kcal.
DOWNLOAD FILE: