Bài 46.
THỰC HÀNH : QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu 1: Để hạn chế
ô nhiễm môi trường, không nên
A. sử dụng
các loại hoá chất độc hại vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
B.
lắp đặt thêm các thiết bị lọc
khí thải cho các nhà máy sản xuất công nghiệp.
C. xây dựng thêm các công viên cây xanh và các nhà máy xử lí,
tái chế rác thải.
D. bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Câu
2: Những giải pháp nào sau đây được xem là những giải pháp chính của phát triển bền vững, góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu?
(1) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(2) Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
(3) Ngăn chặn
nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh
và rừng đầu nguồn.
(4) Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
(5) Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất
diệt
cỏ, các chất kích thích sinh trưởng,...trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Đáp án đúng là:
A. (1), (3) và
(4). B. (1), (2)
và (5). C. (2), (3) và
(5). D. (2), (4)
và (5).
Câu 3: Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ nguồn nước sạch ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay?
A. Không xả rác, chất thải và chất độc hại ra môi trường.
B. Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu hoá học trong
sản xuất nông nghiệp.
C. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
D. Chặt phá rừng đầu nguồn, đốt rừng làm nương
rẫy.
Câu 4: Rừng là "lá phổi xanh" của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ.
Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng hệ thống các khu
bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
(2) Tích cực trồng rừng để
cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,... cho đời sống và công nghiệp.
(3) Khai thác triệt để các
nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.
(4) Ngăn chặn nạn phá rừng,
nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(5) Khai thác và sử dụng
triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (1),
(2), (4). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 5: Để phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững, chiến lược phát triển
bền vững cần tập trung vào các giải pháp nào sau đây?
(1) Giảm đến mức thấp
nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh.
(2) Phá rừng làm nương
rẫy, canh tác theo lối chuyên canh và độc canh.
(3) Khai thác và sử
dụng hợp lí tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật,¼).
(4) Kiểm soát sự gia
tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
(5) Tăng cường sử dụng
các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hóa học,¼trong sản xuất nông nghiệp.
A. (1),
(2), (5). B. (2), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 6: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài
động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thuỷ, hải sản
vượt quá mức cho phép. (2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu
thụ các loài động vật hoang dã. (4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ
động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...
A. (2),
(4), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 7: Những hoạt động nào sau đây góp phần làm giảm
sự suy thoái môi trường?
(1) Khai thác và sử dụng
triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
(2) Khai thác và sử dụng hợp
lí nguồn tài nguyên rừng.
(3) Xây dựng thêm nhiều công
viên cây xanh.
(4) Tăng cường sử dụng hoá
chất, thuốc trừ sâu hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
(5) Tăng cường công tác giáo
dục về bảo vệ môi trường.
A. (1), (4), (5). B. (2), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 8: Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
A. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió. B. Địa nhiệt và
khoáng sản.
C. Đất, nước và sinh vật. D. Năng lượng sóng và năng lượng
thủy triều.
Câu 9: Cho các khu sinh học (biôm) sau đây:
(1) Rừng rụng lá ôn đới. (2) Rừng lá kim phương
Bắc (rừng Taiga).
(3) Rừng mưa nhiệt đới. (4) Đồng rêu hàn đới.
Các khu sinh học trên phân
bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là:
A. (4), (1), (2), (3). B. (3), (1),
(2), (4). C. (4), (3), (1), (2). D. (4), (2), (1), (3).
Câu 10: Tài nguyên nào
sau đây thuộc tài nguyên không tái
sinh?
A. Tài
nguyên đất. B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên khoáng sản. D. Tài
nguyên sinh vật.
Câu 11: Những tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên tái sinh?
A. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
B. Năng lượng sóng biển và năng lượng thủy triều.
C. Khoáng sản.
D. Sinh vật.
Câu 12: Khi nói về chu trình nước trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nước là thành phần không thể
thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật.
B. Nguồn nước sạch không phải
là vô tận mà đang bị suy giảm nghiêm trọng.
C. Nước là nguồn tài nguyên
không tái sinh.
D. Nước trên Trái Đất luân
chuyển theo vòng tuần hoàn.
Câu 13: Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu
sinh học sau đây theo trình tự đúng là
A. Rừng lá kim phương Bắc ® đồng rêu ® rừng lá rụng ôn đới ® rừng mưa nhiệt đới.
B. Đồng rêu ® rừng lá kim phương Bắc ® rừng lá rụng ôn đới ® rừng mưa nhiệt đới.
C. Đồng rêu ® rừng lá kim phương Bắc ® rừng mưa nhiệt đới ® rừng lá rụng ôn đới.
D. Đồng rêu ® rừng lá rụng ôn đới ® rừng lá kim phương Bắc ® rừng mưa nhiệt đới.
Câu 14: Cho một số khu sinh học:
(1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng
rụng theo mùa.
(3) Rừng lá kim phương
bắc (Taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
A. (2) →
(3) → (4) → (1). B. (2) → (3) → (1) → (4).
C. (1) → (3) →
(2) → (4). D. (1) → (2) → (3) → (4).
Câu 15: Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng
rụng theo mùa là
A. nhóm thực
vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông.
B. khu hệ động
vật khá đa dạng nhưng không có loài nào
chiếm ưu thế.
C. khí
hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế.
D. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều.
Câu 16: Các khu sinh học (Biôm) được sắp
xếp theo thứ tự giảm dần
độ
đa dạng sinh học là:
A. Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn
đới (rừng lá rộng
rụng
theo mùa).
B. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá
rộng rụng theo mùa).
C. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng
lá ôn đới (rừng lá rộng
rụng theo mùa) → Đồng rêu hàn đới.
D. Đồng rêu hàn đới →
Rừng
rụng
lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo
mùa) → Rừng
mưa nhiệt đới.
Câu 17: Khi nói về vấn
đề
quản lí tài nguyên cho phát triển
bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong
sạch của môi trường
sống.
B. Con người phải
biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo
tồn đa dạng sinh học.
C. Con người cần
phải
khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết,
thay đổi hành
vi đối xử với thiên
nhiên.
Câu 18: Trong
những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc
sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn
nước.
(2) Tăng cường khai thác các
nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
(3) Xây dựng hệ thống các khu
bảo tồn thiên nhiên.
(4) Vận động đồng bào dân tộc
sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 19: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện
nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau
đây?
(1) Xây dựng các nhà
máy xử lí và tái chế rác thải.
(2)
Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3)
Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo
dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5)
Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (2), (3), (5). B. (1),
(3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4).
Câu 20: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào
A. đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu.
B. đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu.
C. đặc điểm địa lí, khí hậu.
D. đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu.
Câu 21: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng
A. nhiệt đới. B. ôn đới . C. cận Bắc cực. D. Bắc cực.
Câu 22: Biện pháp nào có tác dụng hạn chế ô nhiễm do chất
thải rắn?
A. Xây dựng nhà máy xử lí rác.
B. Sử dụng nhiều năng lượng mới
không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
C. Lắp đặt các thiết bị lọc khí
cho các nhà máy.
D. Tạo bể lắng và lọc nước
thải.
Câu 23: Hoạt động nào của con người gây hậu quả phá hoại
môi trường lớn nhất?
A. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. B. Săn bắt động vật hoang dã.
C. Khai thác khoáng sản. D. Chăn thả gia súc.
Câu 24: Tài
nguyên nào là tài nguyên tái sinh?
A. Dầu
lửa. B.
Tài nguyên nước. C. Năng lượng gió. D. Khí đốt thiên nhiên.
Câu 25: Tài
nguyên nào là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
A. Năng
lượng gió. B. Tài nguyên đất. C. Tài nguyên nước. D.
Dầu lửa.
Câu 26: Giữ gìn
thiên nhiên hoang dã là
A. bảo vệ
các loài sinh vật.
B. bảo vệ
môi trường sống của các loài sinh vật.
C. xây dựng
các vườn quốc gia.
D. bảo vệ
các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
Câu 27: Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là
do
A. núi lửa
phun nham thạch gây nhiều bụi bặm.
B. thiên
tai, lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển.
C. dịch
bệnh làm chết nhiều người hay động vật.
D. hoạt
động của con người gây ra.
Câu 28: Tài
nguyên nào là tài nguyên không tái sinh?
A. Dầu lửa.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên đất. D. Năng lượng gió.
Câu 29: Biện
pháp nào có tác dụng hạn chế ô nhiễm do chất phóng xạ?
A. Lắp đặt
các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
B. Sử dụng
nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
C. Quản lí
thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.
D. Xây dựng
nhà máy xử lí rác.
Câu 30: Các khí
thải độc hại cho cơ thể sinh vật là
A. khí H2,
O2, cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí
cacbonic (CO2), nitơ điôxit (NO2).
B. khí
cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2),
nitơ điôxit (NO2).
C. khí
cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2),
nitơ điôxit (NO2), O2.
D. khí
cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2),
nitơ điôxit (NO2), H2.
Câu 31: Tập hợp
tất cả các hệ sinh thái trên Trái đất được gọi là
A. thủy
quyển. B. sinh quyển. C. thạch quyển. D. tầng đối lưu.
Câu 32: Sinh
quyển bao gồm toàn bộ các cơ thể sống tồn tại
A. chỉ
trong các lớp đất và nước của Trái đất.
B. chỉ
trong các lớp đất và không khí của Trái đất.
C. trong
các lớp nước và không khí của Trái đất.
D. trong
các lớp đất, nước và không khí của Trái đất.
Câu 33: Khu sinh
học nào là lá phổi xanh của hành tinh?
A. Khu sinh
học đồng rêu.
B. Khu sinh
học rừng lá kim phương bắc.
C. Khu sinh
học rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu.
D. Khu sinh
học rừng xanh nhiệt đới.
Câu 34: Nguyên
nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là
A. do bùng
nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
B. do đốt
quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.
C. do động
vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
D. do thảm
thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi
khí hậu.
Câu 35: Khí thải
nào sau đây làm tăng hiệu ứng nhà kính nhiều nhất?
A. NO2. B. CH4. C. CO2. D. CFC.
DOWNLOAD FILE: